7 bước bán hàng cho doanh nghiệp dành cho nhân viên mới

Các nhân viên sales thường thắc mắc như: làm thế nào để thuyết phục được khách hàng mua hàng? Làm thế nào để có thể chốt đơn hàng mà khách hàng không cảm thấy khó chịu? Hãy tham khảo 7 bước bán hàng cho doanh nghiệp dành cho nhân viên mới dưới đây để có câu trả lời.

Thứ nhất, hãy bắt đầu với mục tiêu của bạn.

7 bước bán hàng cho doanh nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Nếu bạn là người mới bắt đầu học cách bán hàng, biết rõ về mục tiêu của mình và đo lường hiệu quả công việc là bước thiết yếu để bắt đầu.

+ Bạn hay công ty bạn cần bao nhiêu khách hàng, và trong khoảng thời gian là bao lâu?

+ Bạn cần bao nhiêu leads để hoàn thành được mục tiêu đó?

+ Cần phát triển bao nhiêu mối quan hệ, đối tượng là nhóm người nào để có những cơ hội gia tăng khách hàng?

+ Tính toán con số cần bán được cho khách hàng dựa trên giá bán trung bình của sản phẩm để có được mục tiêu về doanh thu mà bạn hướng tới.

Hãy đảm bảo rằng bạn cũng đặt ra mục tiêu sales cho bản thân mình. Bạn nên quan tâm đến những nhân viên sales đang nằm ở top 2% trong bảng doanh thu đạt được. Bởi lẽ những người như vậy thường có sự tập trung cao độ và có nhiều kinh nghiệm, do đó mà họ đạt được những thành tích cao trong lĩnh vực bán hàng.

Hãy đặt mục tiêu của mình nằm trong top 2% của doanh nghiệp. Mặc dù, bạn có thể chưa đạt được nó ngay lúc này, và sẽ cực kỳ khó khăn, nhưng hãy luôn cố gắng, lấy đó làm động lực để trở thành người đứng đầu.

Thứ hai, coi việc bán hàng là một quá trình.

7 bước bán hàng cho doanh nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Cách thức bán hàng ngày nay mỗi ngày đều có sự thay đổi bất ngờ, nhưng có những thứ vẫn sẽ luôn giữ nguyên. Để có được khách hàng, bạn phải làm chủ được nhu cầu và tạo được lòng tin đối với họ, nắm chắc về mô hình kinh doanh và lên một kế hoạch bán hàng cho doanh nghiệp thật chu đáo.

Cách mỗi công ty trải qua các bước của phễu bán hàng đều không giống nhau. Nếu bạn làm tất cả các quy trình sales như nhau, rất có thể bạn sẽ bỏ lỡ mất điều gì đó quan trọng. Đây chính là lý do tại sao mỗi doanh nghiệp đều có 1 cuốn sổ tay riêng cho mình. Bởi vậy, trước khi bắt đầu gọi điện cho khách hàng, hãy ngồi lại với những người quản lý để hiểu rõ toàn bộ quy trình sales của công ty.

Hiểu biết định vị của sản phẩm, phát triển các chiến lược thông qua các cuộc nói chuyện với khách hàng, gạch đầu dòng các giá trị chính mà sản phẩm mang lại, xác định khách hàng tiềm năng của bạn là ai,… đây là những yếu tố rất quan trọng, nó sẽ giúp bạn tạo nên một quy trình sales tuyệt vời.

Thứ ba, nhận diện các vấn đề tồn đọng mà khách hàng doanh nghiệp đang gặp phải.

Bạn cần xác định các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải và cố gắng giải quyết vấn đề đó càng nhanh càng tốt.

Vấn đề đó thường được mọi người bàn tán mỗi ngày trong các cuộc họp lãnh đạo và với nhân viên. Không những vậy, họ còn đề ra hẳn một ngân sách riêng để giải quyết việc đó. Nếu vấn đề đó đang làm cản trở sự phát triển của doanh nghiệp thì đó chính là nỗi đau thực sự của doanh nghiệp mà bạn cần đưa ra giải pháp để giải quyết triệt để.

Thân là một nhân viên sales, bạn cần tạo dựng lòng tin với khách hàng của mình. Khách hàng cần có niềm tin rằng bạn hiểu những vấn đề của họ và có đủ năng lực để xử lý nó. 

Những mối quan hệ với khách hàng sẽ không kết thúc sau khi chốt sales mà bạn phải chăm sóc họ thường xuyên và giữ lời hứa của mình đến cùng. Hãy trang bị cho khách hàng khi sản phẩm của bạn nâng cấp trong tương lai và giúp đỡ họ mọi lúc mọi nơi, bạn sẽ luôn có những vị khách vui vẻ và trung thành với bạn.

Thứ tư, đo lường hiệu quả từng bước.

7 bước bán hàng cho doanh nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Bạn hãy nhớ lúc đầu mục tiêu đầu tháng của bạn là gì? Hãy bám sát chúng và nắm chắc hiệu quả công việc của mình. Với tỷ lệ chốt đơn như hiện tại thì bạn có đạt đủ doanh số vào cuối tháng này không? Chiến lược bán hàng của bạn có chuyển đổi được nhiều đối tượng thành khách hàng? Nếu không, hãy suy nghĩ và thay đổi cách làm của mình.

Đừng để đến lúc mọi thứ xảy ra thì đã không kịp. Nếu bạn đo lường kỹ lưỡng tất cả những gì bạn làm, bạn sẽ giải quyết được những vấn đề ngay khi chúng vừa xuất hiện.

Với thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ từ rất nhiều nguồn khác nhau. Công cụ search đơn giản của Google là một kho bách khoa toàn thư với một khối lượng kiến thức vô cùng khổng lồ dành cho bạn. Tin chắc rằng, những quản lý của bạn cũng sẽ rất vui vẻ nếu được giúp đỡ, nhất là khi bạn đưa ra vấn đề trước khi mọi thứ quá muộn.

Thứ năm, bán đến đúng đối tượng có nhu cầu.

7 bước bán hàng cho doanh nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Cần phải biết cách để kết nối với những người thực sự muốn lắng nghe bạn. Để làm được điều đó, bạn phải tạo và lưu trữ các nội dung chất lượng, hữu ích và kéo khách hàng đến mình thông qua nó, bạn sẽ tiết kiệm thời gian đồng thời tăng khả năng chốt đơn của mình.

Thứ sáu, liên kết chặt chẽ với team sales của mình.

7 bước bán hàng cho doanh nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Khi mới bước vào nghề, bạn sẽ muốn nhanh chóng tạo được thành tích. Rất nhiều nhân viên nghĩ cách nhanh nhất để làm điều này là tự mình phấn đấu học tập và độc lập trong cuộc chiến.

Nhưng bạn hãy nhớ rằng: “Muốn đi nhanh thì đi một mình. Muốn đi xa hãy đi cùng nhau!”

Bởi vâỵ, cách tiếp cận đó có thể khiến bạn bị cô lập – và bạn sẽ mất rất nhiều thứ. Những nhân viên sales hiện đại, dù kinh nghiệm của họ ở mức độ nào, đều làm việc theo đội nhóm.

Ví dụ, nếu bạn thất bại trong việc tiếp cận với Leader của một công ty lớn, hãy hỏi Leader của mình xem liệu họ có thể giúp bạn bằng kinh nghiệm nhiều năm trên thương trường của họ để có cuộc gọi đầu tiên hay không?

Hãy học hỏi chuyên môn từ các thành viên trong nhóm của mình. Bạn sẽ học được những kỹ năng giá trị và sớm hoàn thành được những mục tiêu mà bạn theo đuổi.

Thứ bảy, nhận xét về các cuộc gọi đã được thực hiện

7 bước bán hàng cho doanh nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Thông thường, mỗi quản lý của bạn có thể đã có những đánh giá của riêng mình về những cuộc gọi được lên lịch sẵn, nhưng đôi khi nó vẫn chưa thực sự đủ.

Mỗi nhân viên sales đều có một thế mạnh riêng của mình. Bạn biết một người giỏi chốt đơn với những khách hàng được đánh giá là khó tính? Hãy cùng nhau ngồi thử với họ khi họ thực hiện vài cuộc điện thoại, và nhờ họ nhận xét về các cuộc họp gần đây của bạn với những vị khách khó tính.

Bạn ngưỡng mộ một nhân viên giỏi đàm phán? Hãy nhờ người đó nhận xét các cuộc đàm phán mà bạn chủ trì. Đi sâu vào các khía cạnh khác nhau của cuộc gọi và họp, và nghe nhận xét chi tiết để cải thiện từng chút, từng chút một về kỹ năng đàm phán của mình.

Lời kết

Cuối cùng, điều quan trọng là hãy liên tục học từ chính những nhân viên sales cạnh mình mỗi ngày, luôn luôn đo lường và cải thiện những điều chưa tốt sẽ giúp bạn trở thành một nhân viên sales xuất sắc trong tương lai.

Bởi họ làm được bạn cũng có thể làm được và thậm chí còn giỏi hơn họ vấn đề chỉ là từ bạn, bạn có dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình hay không.

Chúc bạn thành công!

Thanh Hằng

Facebook Comments