Cắp sách đến chùa Ba Vàng học làm kinh tế và truyền thông

Tóm tắt bài học làm kinh tế:

– Thứ nhất: Truyền thông đa phương tiện

  • Hoạt động của họ cực kỳ chuyên nghiệp, cả online, cả offline
  • Có facebook và đã chạy quảng cáo facebook
  • Có kênh youtube cực kỳ khủng khiếp
  • Có tổng đài 19008968 (chuyên nghiệp hơn cả mấy doanh nghiệp trăm tỷ)

– Thứ hai: Sử dụng phễu maketing 

Chùa đã sử dụng phễu để thu hút khách hàng tiềm năng rồi chốt sale theo quy trình:

  • Phễu là các buổi giảng free, thí chủ đông nườm nượp.
  • Sau đó khéo léo cài cắm “oan gia trái chủ”.
  • Rồi họ cung cấp gói “Trị oan gia trái chủ” triệt để.

– Thứ ba: Thị trường tiềm năng

  • Tìm ra thị trường tiềm năng, họ khai thác vào điểm yếu mù quáng của dân tình.
  • Quả là bậc thầy về tâm lý kinh doanh, thương mại đỉnh cao.

– Thứ tư: Né tránh các khoản thuế nhà nước

Họ quá khôn ngoan khi tổ chức mô hình là chùa để không phải nộp khoản thuế nào, không phải lên báo cáo tài chính. 😉

– Thứ năm: Ngồi mát ăn bát vàng

Vừa bán hàng mà không hề hạ mình, đứng trên đầu trên cổ khách hàng mà chốt sale.

Nhiều chuyên gia truyền thông cùng nhận định nếu nhìn ở góc độ tiếp thị và truyền thông, các chủ doanh nghiệp cần cắp sách đến học chùa Ba Vàng.

Nhà chùa đầu tư bài bản, hình ảnh cập nhật, tươm tất, khai thác tối đa các kênh, cả hiện đại và truyền thống.

Nhà chùa lập hẳn kênh Facebook, Youtube, website… dành riêng cho trụ trì Thích Trúc Thái Minh. Trên kênh này thường xuyên tuyên truyền các bài thuyết pháp của vị sư đứng đầu nhà chùa. Trong nội dung các bài thuyết pháp ấy, không ít lần nói về việc có sự tồn tại của vong, nghiệp, vấn đề tà ma…

Cũng hiếm có ngôi chùa nào ở Việt Nam có trang Facebook, YouTube, website, tổng đài 19008968.. bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. Ngoài ra có không ít các tài khoản khác dành cho Câu lạc bộ tuổi trẻ Ba Vàng với đa dạng kênh hơn nữa…

Chùa Ba Vàng cũng rất đầu tư xây dựng hình ảnh, làm truyền thông thương hiệu. Việc xây chùa Ba Vàng hoành tráng, khuôn viên rộng lớn được coi là một trong những “chiêu thức” làm hình ảnh để thu hút khách thập phương.

Từ đó, chùa thu hút khách thập phương với các khóa tu, khóa lễ có thu tiền. Điển hình như khóa tu tại chùa Ba Vàng dành cho học sinh, sinh viên với số tiền vài triệu đồng/người. Các khóa lễ như dâng sao giải hạn, ngày rằm tháng bảy âm lịch… cũng được tổ chức lớn với sự tham gia của hàng nghìn người.

Các khóa tu, khóa lễ này cũng là cơ hội để những nhân vật như bà Phạm Thị Yến thuyết giảng những nội dung mang tính chất mê tín dị đoan. Đây chính là cách thức điển hình của tiếp thị kiểu truyền miệng.

Kiếm tiền theo cách “hiện đại”

Sau khi đã làm tốt “khâu” làm thế nào để người dân, phật tử bỏ tiền ra, nhà chùa cũng nghĩ ra nhiều cách để thu tiền dễ dàng nhất.

“Hành đạo của chùa Ba Vàng rất hiện đại”, đại đức Thích Đạo Hiển đã phải thốt lên như vậy khi nói về cách thức thu tiền của chùa này.

Số tài khoản ngân hàng được thông báo để bất cứ ai cũng có thể chuyển tiền vào.

Ngoài ra, việc cúng vong thậm chí còn có thể “trả góp”. Nhiều người thậm chí còn không biết cách trả góp được thực hiện như thế nào, có phải chứng minh thu nhập hay hồ sơ như những công ty cho vay tiêu dùng đang thực hiện hay không.

Ông Trần Bằng Việt, CEO Dong A Solutions, cho rằng những cách kiếm tiền của chùa Ba Vàng có phần phản cảm, trục lợi trước tín ngưỡng của người dân và du khách. Tuy nhiên, nếu nhìn thuần kinh tế, cách kiếm tiền “hiện đại” của chùa Ba Vàng khiến ông “bất ngờ”.

Chùa Ba Vàng (còn gọi là Bảo Quang Tự) tọa lạc ở độ cao hơn 300 m trên lưng chừng núi Thành Đẳng, thuộc phường Quang Trung (TP Uông Bí, Quảng Ninh). Tương truyền chùa có từ thời vua Lệ Dụ Tông (1706) và đã nhiều lần được tôn tạo lại trên nền phế tích xưa.

Năm 2007, đại đức Thích Trúc Thái Minh về trụ trì. Năm 2011, chùa được xây dựng lại bằng tiền công đức, mở rộng quy mô lên nhiều lần và được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam công nhận là ngôi chùa trên núi có tòa chính điện lớn nhất Việt Nam (4.500 m2).

Kết luận: Đây là một mô hình doanh nghiệp đi đúng xu hướng kinh tế thị trường.

Facebook Comments