Bài giảng kỹ năng giải quyết vấn đề

Sự khác biệt giữa người làm công và người lãnh đạo là người làm công sẽ là người làm theo, còn lãnh đạo là những người đưa ra giải pháp. Do đó, kỹ năng giải quyết vấn đề chính là một trong những kỹ năng quan trọng dành cho những người lãnh đạo và những người mong muốn thăng tiến lên các vị trí quản lý, lãnh đạo. Sau đây sẽ là bài giảng kỹ năng giải quyết vấn đề, các bạn hãy theo dõi nhé.

bài giảng kỹ năng giải quyết vấn đề

Nhìn nhận và phân tích vấn đề

Trước khi gải quyết một vấn đề bạn cần phải xem xét kỹ vấn đề bằng cách tự hỏi: vấn đề đó sai ở đâu, sai như thế nào, có nghiêm trọng hay không? hoặc: giả sử như việc này không thực hiện được thì…? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.

Xác định chủ sở hữu của vấn đề

Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bận đều do chính bạn giải quyết. Neus bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó. Vậy thì hãy chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết.

Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.

Hiểu rõ bản chất của vấn đề

Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. ạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?

Ở đây ta cần tìm hiểu vấn đề bằng cách đặt ra những câu hỏi.

iconTính chất của vấn đề (khẩn cấp, quan trọng)?

iconYêu cầu chỉ thị của cấp trên là gì?

iconNguồn lực để giải quyết vấn đề?

iconVấn đề này có thuộc quyền giải quyết của mình hay không?

iconBản chất của vấn đề là gì?

iconNhững đòi hỏi của vấn đề?

iconMức độ khó – dễ của vấn đề?

bài giảng kỹ năng giải quyết vấn đề

Chọn giải pháp

Sau khi đã tìm hiểu được bản chất của vấn đề, các bạn sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Và bây giờ bạn cần chọn một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi, và có tính hiệu quả.

Thực thi giải pháp

Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, các bạn cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v…

Đánh giá

Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.

Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện, thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.

bài giảng kỹ năng giải quyết vấn đề

Các bước trên đây được xây dựng trên một nguyên tắc mà người ta tạm gọi là KOALA.

K: Thông tin (Knowledge)
O: Mục tiêu (Objectives)
A: Phương án ( Alternatives):
L: Đánh giá và lựa chọn (Look ahead)
A: Hành động (Action)

Chúc các bạn có những quyết định sáng suốt khi giải quyết bất kỳ một vấn đề nào trong cuộc sống từ đơn giản đến phức tạp với những bí quyết, bài học và kinh nghiệm tiếp thu được qua Kỹ Năng Làm Giàu.

>>> Mời xem thêm: Cách rèn luyện kỹ năng tư duy sáng tạo

Bắc Nguyễn

Facebook Comments