Chứng chỉ quản lý dự án để làm gì?

Chứng chỉ quản lý dự án để làm gì?” là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trong kĩnh vực xây dựng, vị trí quản lý dự án đóng vai trò rất quan trọng trong việc triển khai thi công công trình hiện nay. Một quản lý dự án phải là người có đủ năng lực và thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ đặc biệt với vị trí giám đốc quản lý dự án. Do vậy bạn cần phải có chứng chỉ quản lý dự án. Vậy chứng chỉ quản lý dự án là gì?, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Chứng chỉ quản lý dự án là gì?

chứng chỉ quản lý dự án
                                     Chứng chỉ quản lý dự án

– Chứng chỉ quản lý dự án là một văn bản được các cơ quan trực thuộc bộ xây dựng cấp cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức,…. hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hiện nay.

– Chứng chỉ quản lý dự án được cấp để xác minh cho các cá nhân, cơ quan, tổ chức có đủ năng lực hành vi và trách nhiệm để thực hiện quản lý dự án tốt do mình tham gia.

– Chứng chỉ quản lý dự án gồm 3 hạng: hạng 1, hạng 2, hạng
– Căn cứ theo pháp luật chứng chỉ quản lý dự án được quy định tại những điều luật sau:

Luật xây dựng năm 2014

 Nghị định số 100/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành vào ngày 16/07/2018 và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 15/09/2018

2. Chứng chỉ quản lý dự án để làm gì?

Chứng chỉ quản lý dự án là điều kiện bắt buộc khi hành nghề quản lý dự án và được sử dụng trong phạm vi hoạt động:

Chứng chỉ quản lý dự án gồm 3 hạng: 1, 2, 3. Với các loại chứng chỉ quản lý dự án cụ thể sẽ được phép áp dụng với từng loại dự án, công trình xây dựng riêng biệt cụ thể như sau:

– Hạng 1: được phép hoạt động và được làm giám đốc quản lý các dự án có cấp độ tương đương hoặc những loại dự án được ghi trong chứng chỉ đã cấp.

– Hạng 2: sẽ được làm giám đốc quản lý những dự án thuộc nhóm B hoặc nhóm C tương ứng với các loại dự án, công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

– Hạng 3: được làm giám đốc quản lý dự án ở nhóm C hoặc những dự án mà có yêu cầu chỉ làm việc lập báo cáo về kinh tế, kỹ thuật trong đầu tư xây dựng các dự án phù hợp với loại dự án được ghi trong chứng chỉ hành nghề.

3. Điều kiện cấp chứng chỉ quản lý dự án

Chứng chỉ quản lý dự án hạng 1

– Có đủ năng lực hành vi dân sự

– Trình độ chuyên môn: Bằng đại học thuộc nhóm ngành xây dựng công trình, kiến trúc, kinh tế xây dựng, kỹ thuật có liên quan đến dự án, công trình đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề

– Kinh nghiệm: có thời gian tham gia quản lý dự án từ 7 năm trở lên và đã làm giám đốc quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên; hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng I, giám sát thi công xây dựng hạng I, định giá xây dựng hạng I) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B cùng loại trở lên.

– Đạt yêu cầu sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề quản lý dự án

Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng 2

– Có đủ năng lực hành vi dân sự, chuyên môn từ đại học trở lên với các ngành liên quan.

– Kinh nghiệm: có thời gian tham gia quản lý dự án từ 4 năm trở lên và đã làm giám đốc quản lý dự án của 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên hoặc có một trong ba loại chứng chỉ hành nghề (thiết kế xây dựng hạng II, giám sát thi công xây dựng hạng II, định giá xây dựng hạng II) và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 01 dự án từ nhóm B hoặc 02 dự án từ nhóm C hoặc 03 dự án có yêu cầu lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật cùng loại trở lên.

– Đạt yêu cầu sát hạch  cấp chúng chỉ hành nghề quản lý dự án.

Chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng 3

– Có đủ hành vi dân dự và trình độ chuyên môn từ được đào tạo trong chuyên ngành

– Kinh nghiệm: Có thời gian làm việc quản lý dự án từ 2 năm trở lên đối với đại học, 3 năm đối với cá nhân có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp và đã tham gia quản lý dự án của ít nhất 1 dự án từ nhóm C cùng loại trở lên.

– Đạt yêu cầu sát hạch cấp chúng chỉ hành nghề quản lý dự án.

>>> Xem thêm: Chỉ huy trưởng công trình là gì?

Facebook Comments