8 bước lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng

Lập kế hoạch kinh doanh, quá trình không thể thiếu nếu muốn kinh doanh thành công.

Lợi ích khi lập kế hoạch kinh doanh

Doanh nghiệp có thể nắm bắt tình hình thực tế và đưa ra được những định hướng trong tương lai nếu có một kế hoạch kinh doanh. Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh còn là công cụ quản lý của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp xác định các mục tiêu, các chiến lược, xác định thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các phương hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu, chiến lược.

Lập kế hoạch kinh doanh là bước quan trọng trong việc xây dựng nền tảng cho quá trình thực hiện mục tiêu có tính thực tế của doanh nghiệp.

8 bước lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng

Bước 1: Nghiên cứu và phân tích thị trường

Từ thời xa xưa đã có câu: “Biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng”

8 bước lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng

Doanh nghiệp cần phải hiểu về thị trường mình nhắm tới, hiểu tập khách hàng mục tiêu của mình, hiểu đối thủ, hiểu lĩnh vực kinh doanh.

Cụ thể, doanh nghiệp cần biết thị trường kinh doanh thực phẩm chức năng hiện nay như thế nào? Hiểu được sự cung – cầu của thị trường, hiểu các vấn đề liên quan đến kinh doanh thực phẩm chức năng.

Nghiên cứu thị trường trước khi thực hiện kinh doanh giúp doanh nghiệp

• Giảm rủi ro kinh doanh

• Các vấn đề hiện tại và sẽ gặp trong quá trình kinh doanh

• Xác định các cơ hội kinh doanh

Hãy trang bị cho mình đầy đủ kiến thức nhất có thể!

►►► Tham khảo: Mạng lưới doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chức năng tại Hà Nội

Bước 2: Đặt ra các mục tiêu và thành quả cần đạt được

Hãy viết ra những mục tiêu mình sẽ làm và phải làm, cần phải đạt được thành quả như thế nào?

Nhìn vào đây, doanh nghiệp sẽ có động lực để thực hiện.

Bước 3: Lập biểu đồ SWOT – Đưa ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ chức, cá nhân

Ngoài việc hiểu người, doanh nghiệp cũng phải hiểu chính mình. Lập biểu đồ SWOT giúp bạn thống kê lại xem mình có thế mạnh gì để cạnh tranh, điểm yếu nào cần khắc phục và phải vượt qua những gì.

Bước 4: Xác lập mô hình tổ chức kinh doanh

8 bước lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng

Người đời có câu: Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau.

Để doanh nghiệp bền vững và phát triển dài lâu, lúc này cần phải có những người cùng chung chí hướng đảm nhiệm ở những chuyên môn khác nhau. Doanh nghiệp cần tạo ra hệ thống phân chia hợp lý, có sự phối hợp giữa các bộ phận để tạo ra hiệu quả tốt nhất.

Bước 5: Lập kế hoạch Marketing 

Ngay từ khi khởi nghiệp hãy thực hiện Marketing, một chiến lượt dài hơi và linh hoạt sẽ giúp bạn tiếp cận khách hàng và mở rộng thị trường dễ dàng hơn.

Kế hoạch Marketing giúp doanh nghiệp làm rõ mục tiêu và xác định vị trí của mình trong tương lai, điều này cuối cùng lại củng cố chiến lược của doanh nghiệp.

Không chỉ vậy,việc lập kế hoạch Marketing còn giúp

• Nhân viên trong tổ chức doanh nghiệp hành động trên cùng một chi hướng

• Mô tả rõ ràng về mục tiêu và cách đạt được mục tiêu đó

• Xác định và đáp ứng nhu cầu của khách hàng với đúng sản phẩm ở đúng nơi

• Cho phép những doanh nghiệp nghỏ có cơ hội cạnh tranh với các công ty lớn hơn thông qua sự khác biệt với những ý tưởng độc đáp được mô tả chi tiết.

►►► Nên tham gia những chương trình dành cho các doanh nghiệp, các tổ chức sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng để truyền bá thương hiệu tới mọi người. Ví dụ như công ty Botania đã tham gia chương trình dành cho các doanh nghiệp và lọt Top 10 Thương hiệu nhãn hiệu tin dùng 2018.

Bước 6: Lập kế hoạch quản lý nhân sự

Đây được coi là chìa khóa thành công của mọi doanh nghiệp.

Tại sao cần lập kế hoạch quản lý nhân sự?

Tại sao ư? Bởi lập kế hoạch quản lý nhân sự giúp

• Xác định nhu cầu nhân sự của tổ chức dựa trên các mục tiêu chiến lược

• Xác định rõ nhân sự mà doanh nghiệp đã có (số lượng, chất lượng) và dự kiến nhân sự cần có

• Cập nhật thông tin thị trường lao động

• Tạo ra hoặc sửa đổi chính sách nhân sự, thủ tục và thực tiễn để xác định nhu cầu và cung cấp nhân sự trong tổ chức.

Bước 7: Lập kế hoạch quản lý tài chính

8 bước lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng

Việc quản lý dòng tiền trong một doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Nếu người đứng đầu không biết phân bổ hợp lý rất có thể lãi không bù nổi lỗ. Những khoản thu chi cần phải đưa vào một bản kế hoạch cụ thể.

Bước 8: Kế hoạch thực hiện

Khi mọi thứ đã chuẩn bị xong, đây là thời điểm bạn vạch kế hoạch triển khai từng bước. Hãy kiểm soát mọi thứ, nếu có sự thay đổi thì phải luôn có phương án giải quyết dự phòng để mọi thứ không rối tung lên.

Kim Ân