Kỹ năng tạo động lực làm việc để có vị trí cao hơn

Kỹ năng tạo động lực có thể được định nghĩa là các hành động hoặc chiến lược gợi ra hành vi hoặc phản ứng mong muốn của các bên liên quan. Động lực là một quá trình đòi hỏi chiến lược cẩn thận để thành công.

Vậy, các kỹ năng tạo động lực làm việc là gì?

1. Quyết đoán

kỹ năng tạo động lực làm việc

Việc đầu tiên đó là bạn phải dám quyết định những gì mình muốn làm, dám mơ và dám biến nó thành hiện thực. Việc dám đưa ra quyết định và dám hành động sẽ tạo động lực và thổi bùng ngon lửa ấy. Hãy cố gắng vạch rõ mọi kế hoạch cho tương lai rồi từng bước thực hiện chúng.

2. Nói là làm

Các cụ có câu: “đừng nghe những gì họ nói, hãy nhìn những gì họ làm”. Nếu nói dám ước mơ và dám quyết định thì bạn đã đi được nửa chặng đường thì việc thực hiện nó mới là yếu tố quyết định đưa bạn đến thành công. Nếu không biến lời nói thành hành động thì lời nói sẽ mãi chỉ là lời nói thôi. Vì vậy, khi ra quyết định bạn hãy nghĩ xem:

iconBạn dành bao nhiêu thời gian mỗi tuần để thực hiện chúng?

iconNhững kế hoạch của bạn là gì?

iconBạn đã làm gì để biến lời nói thành hiện thực?

Hãy nhớ rằng chỉ khi lời nói và hành động của bạn nhất quán với nhau thì chính bạn mới có sự lựa chọn tốt hơn, trờ nên tự tin hơn và có được nguồn năng lượng để tiếp tục chiến đấu.

3. Đọc sách để thay đổi

kỹ năng tạo động lực làm việc

Không phải ngẫu nhiên mà các nhà văn xuất bản sách. Vì trong đó đúc kết kinh nghiệm và vốn sống – những người thành công và ghi dấu ấn trong lịch sử. Bất cứ khi nào bạn muốn từ bỏ thì chúng sẽ giúp bạn có thêm động lực.

Thủ tướng Anh Winston Churchill có câu: “Kẻ đi đến cùng mới là người chiến thắng” . Bạn có thể lưu lại câu này để làm động lực.

4. Học tập những người thành công đi trước

Hãy “ghim” cho mình những tấm gương tích cực để giúp bạn lên dây cót tinh thần và có thể vẽ ra những viễn cảnh tươi sáng. Điều này có thể giúp bạn gia tăng sức mạnh tinh thần và thấy lạc quan hơn về những mục tiêu của mình.

5. Tự thưởng bản thân khi hoàn thành mục tiêu

kỹ năng tạo động lực làm việc

Trong mỗi kế hoạch, mỗi mục tiêu đều có những ý nhỏ. Vậy nên mối khi hoàn thành tốt mục tiêu bạn đặt ra hãy tự thưởng cho bản thân một cái gì đó ví dụ như 1 thỏi son, 1 chuyến du lịch,… và ngược lại. Nếu không đạt được mục tiêu những phần thưởng bạn mong muốn sẽ không thuộc về bạn.

Việc tự thưởng cho bản thân sẽ khiến bạn phấn chấn và thực hiện kế hoạch một cách nhiệt huyết và quyết tâm hơn.

6. Lưu lại những khoảnh khắc tạo nên động lực

Sau này khi gặp khó khăn khiến bạn nản lòng, bạn hay lôi những phút giây hạnh phúc ấy ra để nhớ rằng mình đã từng vui vẻ và hạnh phúc nhường nào và tiếp tục phấn đấu. Vì thế đừng cố tạo ra quá nhiều áp lực ép bản thân phải làm việc gì đó cho bằng được mà hãy để những thành công lôi kéo bạn. 

7. Luôn phấn đấu – nỗ lực và nhìn về tương lai

kỹ năng tạo động lực làm việc

Bạn có thể kết nối những điều mình làm được với các giá trị của bản thân. Đây chắc chắn là cách khơi nguồn cảm hứng cùng với kỹ năng một cách mạnh mẽ. Ví dụ như nói lên giá trị của bạn bằng cách đặt vấn đề: “tiếp tục học” hay “thăng tiến”. Mỗi khi nhận được nhiệm vụ bạn hãy tự hỏi:

iconMình có thể học được gì từ nó?

iconMình có thể cải tiến hay không?

iconVà có thì bằng cách nào?

Chỉ bằng cách tự kết nối rất giản đơn như thế bạn đã có thể khơi dậy một nguồn sức mạnh tinh thần sẵn có. Những điều này còn mang lại cho bạn nguồn năng lượng và làm bạn phấn khởi hơn. Nếu giá trị của bạn là “khám phá” thì hãy biến mỗi cơ hội trong công việc của mình thành hành trình khám phá thực sự.

Hãy luôn nhớ rằng:

“Thay đổi thái độ giúp bạn có chỗ đứng bản thân xã hội

Thay đổi cách làm việc giúp bạn có vị trí cao hơn”.

>>> Mời xem thêm: 12 bước thiết lập mục tiêu của BRIAN TRACY

Bắc Nguyễn

Facebook Comments