Các yếu tố để tạo nên một nhà đầu tư thông minh

Trong đời sống và lĩnh vực kinh doanh, cụm từ “đầu tư” thường xuyên được lặp đi lặp lại mỗi ngày. Đặc biệt, muốn làm giàu, làm chủ, chắc chắn ít nhiều bạn phải trở thành một nhà đầu tư, đầu tư vào một thứ gì đó. Nó có thể là một công ty, hoặc một sản phẩm, hoặc đôi khi là chính bản thân mình.

Tuy nhiên, đầu tư cần cả may mắn lẫn những tố chất cần thiết thì họ mới có thể trở thành những nhà đầu tư thông minh, nhanh chóng thu tiền về.

Đầu tư là gì?

nhà đầu tư thông minh

Theo khái niệm kinh tế, đầu tư được hiểu nôm na là đặt số tiền mình có vào một sản phẩm, lĩnh vực, dịch vụ… rồi thu lại số tiền gấp nhiều lần số tiền bỏ ra. Ví dụ như bạn rót tiền để mở một quán ăn khoảng 500 triệu, lợi nhuận của quán thu được trong 5 năm đầu là 500 triệu, hoà vốn. Từ năm thứ 6 trở đi, quán ăn của bạn bắt đầu sinh lời và số tiền đó được gọi là tiền bạn thu được nhờ một quyết định đầu tư mở quán ăn.

Để trở thành một nhà đầu tư, chắc chắn việc đầu tiên là bạn phải sở hữu một số vốn nhất định. Số vốn không cần thiết phải quá lớn, nếu ít vốn ta sẽ đầu tư nhỏ, và dần dần sẽ nâng số vốn tích luỹ lên để đầu tư lớn hơn. Đầu tư cũng có nhiều phương pháp, nhiều cách thức, tuy nhiên thì để trở thành một nhà đầu tư thông minh, chúng ta phải quan tâm tới các yếu tố sau đây.

Các yếu tố để tạo nên một nhà đầu tư thông minh

1. Nắm rõ các thông tin và luật về lĩnh vực mình đang chuẩn bị đầu tư

nhà đầu tư thông minh

Một nhà đầu tư thông minh cần biết rõ về lĩnh vực mình đang sắp đầu tư. Ta không thể đầu tư vào một lĩnh vực mà mình hoàn toàn không hiểu rõ, điều này rất dễ làm bạn bị thất bại và mất tiền vô ích.

Ví dụ: Nếu bạn muốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, bạn phải có kiến thức và kinh nghiệm về thực phẩm và đồ uống. Ngoài ra, bạn cũng cần kinh nghiệm về tổ chức, quản lý và phát triển đội ngũ nhân viên phục vụ đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, bạn cũng phải là người sành ăn, hiểu rõ hương vị đặc trưng của nhiều món ăn theo vùng, miền…

2. Lập kế hoạch tài chính và xác định rõ mục tiêu, giấc mơ của mình

nhà đầu tư thông minh

“Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng” – đúng vậy, bạn cần phải xác định rõ mục tiêu xem đầu tư để làm gì, mình cần phải có những gì? Nếu sẵn sàng vung tiền mà chẳng cần biết dự án mình đang hướng đến đâu, bạn sẽ nhanh chóng cạn vốn. Hoặc nếu quá tham dấn thân vào vay nợ để cố nắm các mục tiêu ngoài tầm với, ngoài khả năng tài chính, bạn rất dễ rơi vào cảnh nợ nần, phá sản.

Ví dụ: Trước khi đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán hoặc bất động sản, bạn phải liệt kê chi tiết tổng giá trị tiền mặt mình đang có, các tài sản khác đang sở hữu và đặc biệt là các khoản đang vay nợ. Bạn cũng đừng quên viết ra giấy những mục tiêu của mình. Sau đó đối chiếu giữa tổng tài sản đang có và mục tiêu của mình để xem xét tính khả thi của nó.

3. Phân tích, lựa chọn loại hình và lĩnh vực đầu tư phù hợp

nhà đầu tư thông minh

Ví dụ: Bạn đang phân vân giữa hai cơ hội đầu tư: bất động sản và công nghệ, vì bạn cảm thấy lĩnh vực nào cũng dễ “kiếm tiền”. Việc cần thiết bạn phải làm là xem lĩnh vực nào mình thực sự có nhiều kinh nghiệm và kiến thức hơn cả. Nếu bạn có nhiều kinh nghiệm trong máy tính, có kiến thức về lập trình, bảo mật, có khả năng phân tích hệ thống…chọn lĩnh vực công nghệ là phù hợp. Nếu bạn đã từng tốt nghiệp Đại học Kiến trúc, từng theo sát những công trình xây dựng, lĩnh vực bất động sản là chọn lựa tối ưu. Tuy nhiên, nếu thích tham gia một lĩnh vực mới mẻ, bạn cần dành thời gian học hỏi và nghiên cứu kỹ trước khi bắt tay vào đầu tư.

4. Đánh giá được tình hình lạm phát, trượt giá của đồng tiền

nhà đầu tư thông minh

Nhiều người cho rằng, thành công trong đầu tư nghĩa là bạn không bị mất đồng nào trong quá trình đầu tư. Ví dụ: Cách đây 1 năm, bạn gửi 100 USD vào ngân hàng, kỳ hạn 1 năm, lãi suất 3%/năm. Thời điểm đó, bạn mua chiếc áo khoác với giá 7 USD. Đáo hạn, bạn được 107 USD. Nhưng lúc này, bạn lại phải mua chiếc áo tương tự năm trước với giá 10 USD. Như vậy, việc đầu tư vào lãi suất ngân hàng đã lỗ thay vì mang lại lợi nhuận cho bạn.

Bạn cần lưu ý, cho dù một vài sản phẩm (chẳng hạn như máy vi tính) chắc chắn ngày một rẻ hơn, nhưng chi phí cho các dịch vụ khác luôn tăng giá (như xăng dầu, điện nước…)

5. Quản lý được cảm xúc thực sự cần thiết

nhà đầu tư thông minh

Chính chúng ta tạo ra sự sợ hãi, tham lam, thiếu quyết đoán, thiếu kiến thức…Đôi khi, chúng ta cứ đầu tư theo cảm xúc để rồi nhận lấy kết quả tồi tệ. Vì thế, nên tỉnh táo trong đầu tư. Sai sót một con số 0 có thể dẫn bạn đến bờ vực phá sản.

Do vậy, cần có những yếu tố quan trọng này mới trở thành một nhà đầu tư thông minh, hạn chế rủi ro xảy đến ở mức thấp nhất. Nếu có gì góp ý, mọi người hãy để lại comment bên phía dưới nhé!

Đọc thêm: Hướng dẫn những cách kiếm tiền online hiệu quả nhất!

Phan Anh

Facebook Comments