Chỉ huy trưởng công trình là một chức danh trong hệ thống quản trị doanh nghiệp xây dựng, họ là người trực tiếp thi công xây lắp ở hiện trường và có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp xây dựng đó.
Cán bộ chỉ huy trưởng công trình có nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong việc tổ chức đưa ra các giải pháp và quyết định đúng đắn nhất để công trình được thực hiện đúng tiến độ và giai đoạn của dự án được thi công xây dựng.
Điều kiện để trở thành chỉ huy trưởng công trình
Điều 53 Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định về điều kiện đối với chỉ huy trưởng công trường như sau:
Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
+ Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng I; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp I hoặc 2 (hai) công trình cấp II cùng loại;
+ Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng II; đã làm chỉ huy trưởng công trường thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
+ Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát thi công xây dựng hoặc chứng chỉ hành nghề an toàn lao động hạng III; đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng ít nhất 1 (một) công trình cấp III hoặc 2 (hai) công trình cấp IV cùng loại.
Phạm vi hoạt động:
+ Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường mọi cấp công trình cùng loại
+ Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp II cùng loại trở xuống;
+ Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường trong đó có công trình cấp III, cấp IV cùng loại.”
Trách nhiệm của chỉ huy trưởng công trình
Đốc thúc tiến độ thi công phần công việc trong phạm vi quản lý của mình.
Họp bàn với chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan đến công trình đang đảm nhiệm.
Đưa ra tiến độ thi công hàng tháng (nếu có yêu cầu cụ thể thì phải đưa ra tiến độ thực thi hàng tuần).
Kiểm soát các nhà thầu phụ (nếu có) theo đúng tiến độ.
Báo cáo cấp trên về tiến độ thi công theo định kỳ (kiểm tra báo cáo cán bộ cấp dưới lập trước khi gửi)
Kiểm soát cán bộ kỹ thuật thực thi công tác thông qua các cuộc họp nội bộ định kỳ hoặc bất thường.
Họp các tổ đội thi công trực tiếp và cán bộ kỹ thuật để đưa ra phương án giải quyết ngay các vấn đề còn vướng mắc trên công trường khi có phát sinh.
Họp cán bộ toàn công trường trong trường hợp thông báo thông tin mới. Nên có họp định kỳ về tiến độ và phương thức triển khai thi công rõ ràng.
Kiểm tra kỹ càng, ký khối lượng thanh toán công nhân và khối lượng thanh toán với chủ đầu tư.
Bàn bạc, họp về biện pháp thi công đặc biệt hoặc chủ trương thanh toán với cán bộ kỹ thuật hiện trường và cán bộ thanh toán.
Có trách nhiệm tổ chức đời sống và sinh hoạt cho toàn bộ cán bộ trên công trường.
Liên lạc với chính quyền và an ninh địa phương, công tác dân vận trong quá trình thi công tại địa bàn.
Tiêu chuẩn cơ bản của người chỉ huy trưởng công trình
Chỉ huy trưởng côn trình phải đáp ứng đủ các tiêu chí như: Bằng cấp, đào tạo, kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và các tố chất sau đây:
+ Có khả năng tổ chức, quản lý và điều hành toàn bộ hoạt động của công trường. Khả năng quản lý kỹ thuật chất lượng, quản lý kinh tế và quản lý về nhân sự trong việc thực hiện hoạt động thi công xây dựng.
+ Có sức khỏe tốt để đảm bảo công tác được tốt
+ Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.
+ Trung thực, tư cách đạo đức đứng đắn, liêm chính.
+ Có khả năng làm việc với cường độ áp lực cao.
+ Ưu tiên những ứng viên đã từng có kinh nghiệm chỉ huy thi công những công trình dân dụng từ cấp III trở lên
+ 5 năm trở lên, có ít nhất 03 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương
Nếu bạn đang có nhu cầu bổ sung kiến thức và kinh nghiệm quản lý trong công trình hãy đăng ký học chỉ huy trưởng để biết thêm những thông tin, quy đinh mới nhất của nhà nước, cũng như tìm hiểu thêm về các kỹ năng lãnh đạo – làm việc mới của người chỉ huy trưởng công trình.