Nhiều người đang rất bận rộn, “chinh chiến” các hợp đồng, lăn xả vào công việc mà bỏ quên mất thời gian dành cho gia đình. Có những người trẻ hiện nay nghĩ rằng “mình còn trẻ, cần hết mình cho công việc, thời gian còn nhiều mà”. Bạn đừng bao giờ tiêu tốn toàn bộ thời gian cho công việc, lý tưởng cao cả của bạn.. Hãy học cách cách cân bằng cuộc sống và công việc để cân bằng giá trị cốt lõi của cuộc sống.
>> Xem thêm: Đừng để con mình nghèo đến nỗi chỉ có tiền
Cân bằng trong các mối quan hệ
Đừng “tham công tiếc việc” mà mang công việc về nhà. Một ngày đã đi làm 8 tiếng về đến nhà lại tiếp tục ôm công việc bỏ qua thời gian nghỉ ngơi và giao tiếp với gia đình. Một khi bạn dành quá nhiều thời gian cho công việc bạn sẽ mất đi sự cân bằng trong cuộc sống và các mối quan hệ.
Điều cần tránh nhất đó là mang những bực tức trong công việc về ngôi nhà của bạn. Hãy dành thời gian cho bố, mẹ, con cái, vợ hoặc chồng của mình để sau này không phải nuối tiếc vì đã không làm điều đó. Hãy cùng trò chuyện với bố mẹ, chơi đùa với con cái, mua tặng vợ bó hoa nhân ngày lễ, kỷ niệm, tặng chồng một món quà nhân dịp anh ấy được thăng chức.
Chắc chắn bạn cũng muốn dành thời gian với bạn bè và một vài mối quan hệ làm ăn đúng không? Hãy dành chút thời gian ngày cuối tuần để “hẹn hò” với đám bạn kể về cuộc sống hàng ngày. Trao đổi với nhau về những niềm vui, những vất vả lo toan trong cuộc sống, đây cũng là một cách để giải tỏa căng thẳng, áp lực công việc.
Cân bằng công việc
Tất nhiên, mong muốn thành công trong công việc thì ai cũng muốn. Nếu bạn dành hết tâm trí, thời gian cho công việc, thì chi phí cơ hội bạn bỏ ra là gia đình, bạn bè. Mà đôi khi sự đánh đổi đó lại không đem lại thành công bạn sẽ bị stress và cảm thấy bế tắc. Thử sức với những điều mới mẻ là điều bạn nên nghĩ tới.
Thương lượng với sếp đúng cách
Những người lãnh đạo là những người hiểu biết, họ sẽ lắng nghe những góp ý của bạn, và xem xét điều đó có lợi hại gì, hay đơn giản sẽ tạo điều kiện cho phép giúp công việc dễ dàng hơn. Hãy trình bày những khó khăn của mình với sếp khi có cơ hội. Hãy ghi nhớ là đến gặp sếp đừng đến tay không mà hãy mang theo kế hoạch công việc cụ thể mà nó sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn.
Tìm kiếm phương thức làm việc mới
Công việc không đem lại kết quả khiến bạn cảm thấy khó chịu. Bạn đã thử cách làm việc khác chưa? Hãy tìm kiếm phương thức làm việc mới hiệu quả hơn sau đó đề nghị với sếp của bạn, để xem phương thức đó có khả thi.
Biết dừng đúng lúc
Công việc lúc nào cũng làm mãi không hết, hết việc này lại đến việc kia. Nhiều người dành nhiều thời gian cho công việc ngoài giờ nhưng việc đó sẽ dẫn đến việc mất cân bằng nhanh chóng. Nhiều người ngày nào cũng như ngày nào cố ở lại làm thêm giờ để hoàn thành một list công việc dài dằng dặc. Vì sức khỏe, vì gia đình hãy biết dừng lại đúng lúc đừng để cuộc sống lúc nào cũng chỉ biết đến công việc.
Nghỉ phép
Một năm có 12 ngày nghỉ phép, có năm nào bạn đã không dùng đến 1 ngày nào chưa? Hãy cho mình được nghỉ phép, tạm rời xa công việc, tận hưởng một kỳ nghỉ với gia đình. Nghỉ phép để phục hồi tâm trạng, năng lượng rồi “come back” lại với công việc với sự tập trung, tinh thần thoải mái.
Quan tâm đến sức khỏe của bản thân
Khi người ta còn trẻ, họ sẵn sàng hy sinh sức khỏe để đổi lấy sự nghiệp. Sau này già đi lại phải đánh đổi nhiều của cải để đổi lấy sức khỏe. Hãy đề ra mục tiêu giúp giữ gìn sức khỏe, hãy bớt chút thời gian bận rộn trong công việc để khắc phục thể chất. Hãy tập luyện thể thao, ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước. Tham gia một khóa học thiền, hay yoga. Đây đều là hình thức tuyệt vời giúp bạn giảm thiểu căng thẳng, cả hai phương pháp này đều giúp bạn tập trung hơn, tĩnh tâm hơn và giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe của bạn.
Việc học cách cân bằng giữa cuộc sống và công việc là cần thiết đối với mỗi người. Hãy thử giảm bớt công việc, tăng thời gian kết nối với bạn bè người thân, tập luyện một môn thể thao để rèn luyện sức khỏe. Luôn nhớ rằng công việc chỉ là công việc công việc không phải người thân.
Việt Mỹ