Quy trình ra quyết định mua hàng

Dưới đây là quy trình mua hàng của người tiêu dùng giúp nhà cung cấp hiểu khách hàng hơn từ đó cung ứng trên thị trường sản phẩm phù hợp.

Quy trình ra quyết định mua hàng của người tiêu dùng gồm 5 giai đoạn: ý thức về nhu cầu, tìm kiếm thông tin, đánh giá các phương án, quyết định mua và hành vi sau khi mua.

Quy trình ra quyết định mua hàng 

quy trình quyết định mua hàng

Giai đoạn 1: Nhận thức nhu cầu

quy trình quyết định mua hàng

Trong đời sống hàng ngày, nhu cầu xuất phát từ những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống, người tiêu dùng từ nhận thức được nhu cầu mà mình mong muốn thỏa mãn.

VD: mẹ cần chai dầu ăn để chế biến món ăn do đó mẹ đã nảy sinh nhu cầu sở hữu một chai dầu ăn

Giai đoạn 2: Tìm hiểu sản phẩm và những thông tin liên quan

quy trình quyết định mua hàng

Khi người tiêu dùng muốn mua một sản phẩm nào đó, họ sẽ tìm kiếm thông tin về sản phẩm thông qua internet, bạn bè, người thân, tư vấn viên,….

Giai đoạn 3: So sánh các sản phẩm và những thông tin liên quan

Sau khi tìm hiểu rõ về thông tin sản phẩm cần mua, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến thương hiệu, nhãn mác, nhà cung ứng sản phẩm đó. Tùy theo từng nhu cầu mong muốn sở hữu sản phẩm của thương hiệu nào để lựa chọn sản phẩm tốt nhất phù hợp với mình.

VD: khi bạn mua quần áo khi tìm hiểu về mẫu mã điều bạn quan tâm đó nó được sản xuất tại đâu mang thương hiệu gì trước khi đến cửa hàng mua đồ.

Giai đoạn 4: Quyết định mua sản phẩm

quy trình quyết định mua hàng

Khi đã quyết định nhãn hiệu sản phẩm cần mua, người tiêu dùng sẽ đi mua tại cửa hàng hoặc mua online. Tuy nhiên việc mua hàng vẫn chưa hoành thành khi có những yếu tố này tác động: thái độ của người khác và những tình huống không ngờ xảy ra. Như việc bạn muốn mua một sản phẩm nào đó nhưng bị bạn bè người thân tác động tiêu cực thì bạn sẽ suy nghĩ lại có nên mua hay không hoặc do người bán hàng có thái độ không tốt.

Giai đoạn 5: Đánh giá sản phẩm sau khi sử dụng

quy trình quyết định mua hàng

Chắc hẳn ai cũng có suy nghĩ rằng bán được sản phẩm là xong nhưng sau khi người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm, bản thân họ sẽ tự cảm nhận và đánh giá sản phẩm. Họ thường đánh giá sản phẩm qua nhiều phương diện như chất lượng, mẫu mã, tính năng, công dụng của sản phẩm,…. Vì thế sau khi bán được sản phẩm nhà cung cấp cần phải xác nhận xem khách hàng có hài lòng về dịch vụ công ty hay không bởi vì nó ảnh hưởng đến ý định mua hàng tiếp theo hay không của người tiêu dùng.

Mong rằng sau khi tìm hiểu về quy trình ra quyết định mua hàng trên nhà cung cấp có thể dễ dàng nhận biết đánh giá khách hàng từ đó đáp ứng nhu cầu của họ tốt hơn.

Facebook Comments