Từ vựng tiếng anh chuyên ngành rượu vang

Nếu muốn trở thanh chuyên gia thử nếm và phục vụ rượu vang bạn bắt buộc phải am hiểu tường tận mọi kiến thức liên quan đến vang như tên gọi từng loại, đặc trưng mùi vị, cách thưởng thức, cách bảo quản,… Để có thể tư vấn và giải đáp thắc mắc cho khách hàng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thuật ngữ cơ bản về rượu vang qua nội dung sau đây nhé.

Từ vựng về cấu trúc rượu vang

Austere: rượu vang có vị chát gắt và khó uống

Angular: rượu vang thô ráp, góc cạnh

Closed: rượu vang có nhiều hương vị thơm ngon nhưng có độ chát tannin cao

Complex: rượu vang mang lại nhiều hương vị tươi mới và hấp dẫn

Cliff-Edge: mùi vị rượu vang nhanh biến mất

Concentrated: rượu vang có mùi vị hoa quả đậm đà, vị acid và vị chát tannin ở mức trung bình

Dense: rượu vang có mùi vị hoa quả đậm đà, độ tannin ở mức trung bình

Delicate: rượu vang có cấu trúc nhẹ nhàng, dễ uống

Elegant: rượu vang có cấu trúc nhẹ nhàng nhưng nồng độ acid lại cao

Extrated: rượu vang có màu sắc và hương vị đậm đà hơn hầu hết các chai vang cùng loại khác.

Fat: rượu vang có mùi hoa quả đậm đà nhưng không có vị acid hay vị tannin

Finesse: rượu vang có độ cân bằng hài hòa giữa nồng độ acid và tannin

Full-Bodied: rượu vang có hương vị mạnh mẽ, đậm đà

Firm: rượu vang có nồng độ tannin cao, sẽ gây cảm giác khô miệng cho người thưởng thức

Hollow: rượu vang có vị rất nhạt

Light-Bodied: rượu vang có nồng độ vừa phải, dịu nhẹ.

Mellow: rượu vang không có điểm gì nổi bật

Opulent: rượu vang đậm đà với vị chát tannin mượt mà và có nồng độ acid thấp

Powerful: rượu vang có phong cách mạnh mẽ

Polished: rượu vang rất ngon

Short: rượu vang để lại dư vị ngắn

Từ vựng về phong cách rượu vang

Accessible: rượu vang có thể chinh phục được nhiều người

Barnyard: rượu vang có mùi nông trại, hương vị đồng quê

Clean: rượu vang không có lẫn mùi khoáng chất hay mùi bị hỏng

Coarse: rượu vang thô nháp, không được ngon

Earthy: rượu vang có lẫn mùi khoáng chất

Fleshy: rượu vang có lẫn mùi vị của hoa quả và mùi thịt

Refined: rượu vang có mùi vị rất thanh thoát, nhẹ nhàng, sâu lắng

Smokey: rượu vang có lẫn mùi khói

Từ vựng thành phần chất tannin 

Angular: có độ chát tannin góc cạnh

Aggressive: nồng độ tannin khá cao, làm át hết các hương vị khác

Bitter: có vị khó uống, chát gắt gao, đắng lâu trong vòm miệng

Chocolate: có vị tannin nhẹ nhàng, ít cay và ít tê

Chewy: rượu có vị tannin vừa phải, hương vị lan tỏa trong vòm miệng

Firm: rượu vang có vị tannin trẻ trung

Flabby: rượu vang có vị tannin thấp, hương vị rượu nhạt nhẽo

Harsh: vị chát của tanin có thể làm khô miệng người thưởng thức

Grippy: chất tanin đọng lại trong vòm miệng rất lâu

Leathery: đa dạng hương vị nhưng chất tanin cao, hương vị này thường có ở những loại rượu vang cũ mà thôi.

Muscular: chất tanin sắc nét, độc đáo.

Mellow: rượu có vị tanin khá thấp hoặc không có tanin

Opulent: rượu vang có vị hoa quả nồng đậm hơn so với vị chát tanin

Powerful: rượu có độ chát tanin chuẩn

Rigid: chất chát tannin gắt gao

Round: rượu không có vị cay, nhưng đổi lại có được vị tanin mượt mà

Smooth: rượu vang có vị tanin hài hòa, ổn định

Silky: rượu vang đậm đà, ít vị cay tê, vị tanin mượt mà

Supple: vị chát tanin ổn định

Từ vựng về tính axit của rượu

Austere: rượu vang có vị tannin và vị axit gắt gao.

Edgy: nồng độ axit khá cao

Bright:  có vị axit rất rõ

Elegant: vang có nồng độ axit rất cao

Flabby: rượu có nồng độ axit cực thấp

Fallen over: không có vị axit do ngâm ủ lâu

Fresh: vang có nồng độ axit vừa đủ

Flat: vang không có vị axit

Lively: đỏ hoặc trắng có nồng độ nhẹ, vị axit khá rõ nét

Lean: rượu vang trắng có vị hoa quả nhẹ nhàng và nồng độ axit cao

Soft: rượu vang có vị axit thấp

Nerve = Racy : rượu vang có vị axit chắc chắn

Thin: có nồng độ axit rất cao nhưng nhẹ, độ rượu khá nhạt 

Tart: có vị chua do có nhiều men hoặc nhiều axit

Tiếng Anh chuyên ngành rượu vang pha chế về các loại đồ uống có cồn

beer: bia

ale: bia truyền thống Anh

cider: rượu táo

bitter: rượu đắng

lager: bia vàng

stout: bia đen

shandy: bia pha nước chanh

wine: rượu

white wine: rượu trắng

red wine: rượu vang đỏ

sparkling wine: rượu có ga

rosé wine: rượu nho hồng

champagne: rượu sâm banh

sparkling wine: rượu có ga

martini: rượu martini

brandy: rượu brandy

liqueur: rượu mùi

rum: rượu rum

gin: rượu gin

vodka: rượu vodka

whisky, whiskey: rượu whisky

Rượu vang tiếng anh về đặc trưng hương vị hoa quả

Berry: những hương vị hoa quả thường thấy trong rượu vang là cherry, mâm xôi, việt quất, vị quả dâu tây hoặc quả sim đen

Apple: mùi vị phổ biến nhất trong rượu vang trắng

Citrus: những mùi vị hoa quả thường thấy trong vang rose (vang hồng) hoặc rượu vang trắng là mùi quả chanh, lá chanh, nho hoặc cam.

Cassis: có mùi khoáng chất vô cùng mạnh mẽ

Famboyant: rượu vang có mùi hoa quả vô cùng rõ nét

Dark fruit: với màu đỏ đậm đà, loại rượu có nhiều hương vị của hoa quả chín mọng 

Fleshy: lẫn cả mùi hoa quả và vị thịt

Famboyant: có mùi hoa quả vô cùng rõ nét

Jammy: hương vị hoa quả trong rượu vang giống như mùi mứt

Grapey: rượu vang có vị trái nho rất đậm đà

Melon: vang trắng có vị hoa quả tươi mát, thơm ngon

Juicy: thường mô tả những loại rượu vang trẻ, có vị hoa quả đậm đà nhưng chưa đủ hài hòa

Jammy: mùi hoa quả trong rượu vang tương tự như mùi mứt

Plumy:  vang đỏ có mùi quả mận rõ nét

Ripe: rượu vang được làm từ những quả nho chín mọng

Red fruit: vang có mùi hoa quả đỏ chín mọng và có nồng độ nhẹ

Lời kết

Trên đây là các thuật ngữ cơ bản về rượu, tiếng Anh chuyên dụng trong Bartender và ngành rượu Vang. Chúng tôi hy vọng, sẽ giúp bạn đọc bổ sung thêm được nhiều thông tin hữu ích cho bản thân về rượu Vang. Và chắc hẳn đối với các bạn muốn làm nghề Bartender thì hãy lưu lại bài viết này để đọc khi cần nha. 

Việt Khang