Bài học kinh doanh từ những người bán hàng rong

Đừng nhìn những người bán hàng rong hai “nắng một sương” với những đòn gánh, hay sọt hoa quả mà nghĩ rằng họ chỉ ngồi không, chẳng “vợt” được khách nào. Sai lầm rồi đó, họ là những bậc thầy kinh doanh. Họ phải vận dụng nhiều kinh nghiệm, sử dụng những hành động, lời nói để chèo kéo khách hàng, khiến họ đã sà vào là phải móc tiền mua. Bài học từ những người bán hàng rong là bài học kinh nghiệm bán hàng đắt giá mà không được dạy ở trường lớp.

 

Bài học từ những người bán hàng rong

>> Xem thêm: 36 chiêu bán hàng – Nguyễn Vĩnh Cương

Chọn địa điểm bán hàng phù hợp

Không có cửa hàng cố định, chỗ nào họ cũng có thể đặt gánh bán hàng. Thực tế họ không chọn chỗ ngẫu nhiên sao họ lại ngồi ở cổng công ty, trường học, tại sao lại ngồi ở gốc cây này, mà không ngồi ở gốc cây kia. Các hàng ngô nướng, khoai nướng, cá viên chiên họ thường ngồi gần những ngã tư, những nơi có gió thổi mạnh, có nhiều người qua lại. Có khi nào đi ngoài đường bạn bị hấp dẫn của mùi thịt xiên nướng, bắp rang bơ khiến bạn không cưỡng lại được.

 

Chọn đia điểm bán hàng phù hợp

 

Làm gì có trường lớp nào hướng dẫn họ, tất cả đều phải có sự tính toán những người bán hàng rong thường phân tích để lựa chọn địa điểm phù hợp. Hơn nữa họ còn chỉ cho ta thấy ở địa điểm nào nên bán mặt hàng gì. Cạnh trường học thì nên bán bánh mì, xôi vào buổi sáng, chiều sẽ bán nước chanh, me, sấu. Cạnh công ty, điểm chờ xe bus thì trà chanh, trà đá, nước mía, hướng dương.

Nhập vai một chuyên gia tâm lý

 

Nhập vai chuyên gia tâm lý

 

Những người bán hàng rong như bong bóng, tò he, đồ chơi thay vì mời chào bố mẹ thì họ lại mời chào các bạn nhỏ. Có thể họ cũng làm cha mẹ và biết rằng khi con yêu đòi mua những món đồ không quá đắt thì cha mẹ sẽ khó lòng từ chối được. Những đứa trẻ theo chân mẹ trên phố cứ ngoái lại nhìn bác ngồi nặn tò he, rồi được thỏa mãn với một con rồng bằng bột trên tay. Người nặn tò he lôi hết món nghề ra, biến những cục bột màu thành những hình dáng đẹp mắt nhanh thoăn thoắt thu hút sự chú ý và tính tò mò của trẻ.

Làm vừa lòng khách hàng

Những người bán hàng rong không chỉ mời mọc sản phẩm để người mua móc ví trả tiền. Họ còn trò chuyện với người mua, cố gắng quan tâm thu hút sự chú ý của khách hàng, xây dựng mối quan hệ với khách hàng.

Một câu chuyện thường nhật nhưng lại mang tính thu hút và đưa đẩy khiến người mua thấy thú vị. Chính vì vậy mọi người đều mua hàng không phải vì món hàng này quá đặc biệt, hay nó khác biệt so với nhà kia. Người bán hàng rong không không phải người có kiến thức uyên bác, thâm sâu nhưng họ có những trải nghiệm thực tế và đúc kết nhiều kinh nghiệm từ những lần trước. Nghệ thuật làm hài lòng khách hàng của họ mà những Saler cần học hỏi.

Làm marketing cho sản phẩm

Có nhiều câu rao hàng rong đã đi vào tiềm thức, tuổi thơ của chúng ta như “bánh mì Sài Gòn đặc ruột, thơm ngon, 1 ngàn 1 ổ”, “Ai bánh khúc nóng, bánh giờ nóng đây”, “Ai bánh tẻ đây, bánh tẻ đặc sản Sơn Tây đây”. Chỉ bằng những câu ngắn ngủi mà họ đã giới thiệu được nguồn gốc, đặc trưng, giá cả sản phẩm. Trong khi những thương hiệu nổi tiếng phải mất tới nửa phút tới một phút cho sản phẩm của họ, mà chắc gì người xem đã nhớ.

 

Làm marketing cho sản phẩm

 

Hay như những tấm bảng xốp báo giá sản phẩm mà ai đi qua cũng bị thu hút. Ví dụ: “Đào Sa Pa 15K/nửa kg” họ sẽ viết số 15 rất to và “nửa” sẽ viết bé xíu. Khi khách hàng vào mua mới té ra là 30 nghìn 1 cân. Nhưng nhờ kỹ năng của “nhà tâm lý học” họ sẽ thuyết phục bạn mua chúng.

Xử lý tình huống khéo léo

Trong cuộc sống cũng như trong kinh doanh không có gì là bất biến cả, mọi thứ luôn vận động. Thị trường cũng thay đổi, thị hiếu mua hàng của người mua hàng cũng thay đổi người bán hàng rong phải nắm được điều đó để có phương án phù hợp.

Chắc hẳn trên đường đi làm về bạn sẽ nhìn thấy những điểm đổi mũ bảo hiểm cũ lấy mũ bảo hiểm mới. Có điểm đổi mũ chỉ để biển đổi mũ bảo hiểm và hầu như chỉ có toàn mũ bảo hiểm mới. Có điểm đổi mũ họ sẽ bày rất nhiều mũ bảo hiểm cũ dưới chân bàn. Khi có người đến đổi mũ, nhân viên sẵn sàng hy sinh một cái mũ bảo hiểm gõ “bộp bộp” xuống đường mà mũ chẳng hư hai gì. Nhiều người sẽ kéo lại xem và sẵn sàng về nhà mang mũ cũ đến đổi.

Không ít người đã thành công từ những tháng ngày rong ruổi bán hàng, những quán vỉa hè đỉnh điểm có ngày thu lời từ 3-5 triệu. Những ngày nắng nóng cao điểm mía đá bán đắt hơn tôm tươi, họ đâu có bằng cấp, họ đi từ những trải nghiệm thực tế, phân tích nhu cầu của khách hàng. Họ là bậc thầy kinh doanh mà những Saler phải cầm giấy bút chạy theo học hỏi kinh nghiệm.

 

Việt Mỹ

Facebook Comments