Trong cuộc sống thường ngày, không phải lúc nào ta cũng vui vẻ mà sẽ có những lúc tức giận. Tuy nhiên, giận quá thường sẽ mất khôn. Khi nóng giận hay bực tức, chúng ta thường không suy nghĩ thấu đáo về những quyết định và lời nói của mình dẫn đến mắc sai lầm trong hành động tiếp theo. Vậy cần làm gì để kiềm chế sự nóng giận? hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết này nhé.
1. Tác hại của sự nóng giận
Nóng giận không chỉ làm xấu hình ảnh của bản thân mà còn có nguy cơ làm phá vỡ các mối quan hệ. Bên cạnh đó, nó còn là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới một số vấn đề về sức khỏe như:
Gây tổn thương gan: khi nóng giận, cơ thể sẽ tự sản sinh ra chất catecholamine và ảnh hưởng tới hệ thần kinh trung ương. Khi đó, lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao khiến axit béo và các độc tố khác gây hại cho gan cũng tăng theo.
Não nhanh chóng “già đi”: khi nóng giận, não bộ phải chịu nhiều áp lực từ huyết dịch đổ về khiến cho lượng oxy cần thiết tỉ lệ nghịch với lượng huyết dịch đó, gây tổn hại não.
Tổn thương dạ dày: khi nóng giận, tim và huyết quản cũng bị tác động làm lượng máu trong dạ dày và đường ruột giảm mạnh khiến bạn không còn cảm giác ngon miệng. Nóng giận lâu ngày cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh viêm loét dạ dày.
Tổn thương cho phổi: khi nóng giận, cơ thể bạn sẽ thở nhanh và gấp hơn bình thường, phổi phải thực hiện trao đổi khí với tần suất cao. Lúc này, bao phổi không ngừng khuếch trương, thời gian thu co giảm xuống liên tục cho nên phổi sẽ phải làm việc liên tục, không có thời gian nghỉ ngơi, điều hòa. Đây là một trong các nguyên nhân gây tổn thương cho lá phổi.
Thiếu oxi cho cơ tim: lượng huyết dịch để vận hành ở tim sẽ bị giảm đi do nó đã vận chuyển lên nào và mặt (mặt khi tức giận thường nóng và đỏ). Lúc này, lượng oxi ở tim sẽ bị thiếu khiến tim bị co bóp và không còn nhịp nhàng như bình thường. Đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới bệnh mạch vành và bệnh cơ tim.
2. Làm sao để kiềm chế sự nóng giận
Các phương pháp để kiềm chế cơn nóng giận:
Hít thở sâu trong vòng 10 giây: Đây là một biện pháp được đánh giá có thể kiềm chế sự nóng giận tức thời rất tốt. Khi bạn cảm thấy tức giận, hãy dừng hoạt động đang làm lại, nhắm mắt và hít thật sâu trong khoảng 10 giây. Bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được sự bình tĩnh do hít thở sâu sẽ cung cấp 1 lượng oxi tới não bộ và tim giúp bạn thấy thoải mái hơn và kiểm soát được hành vi của mình.
Suy nghĩ kỹ trước khi nói: dù bạn có đang muốn xả hết tất cả bực tức trong mình nhưng hãy cố gắng suy nghĩ kỹ xem liệu lời mình sắp nói ra có gây ảnh hưởng đến ai hoặc gây ra hậu quả về sau hay không.
Chia sẻ với người khác: bạn cũng có thể tâm sự, nói chuyện với người thân hoặc bạn thân của mình thay vì cố gắng hạ bệ kẻ thù. Việc chia sẻ không chỉ giúp bạn xả bớt phần nào cơn giận mà bạn cũng có thể nhận được những lời khuyên hữu ích từ bạn của bạn đó.
Tìm niềm vui: nghe bài hát yêu thích hoặc hát theo cũng là phương pháp hữu hiệu để giải tỏa căng thẳng, bực tức. Điều này giúp giảm thiểu căng thẳng từ các cơ bắp và mang đến cho bạn một tâm trạng dễ chịu hơn.
Ăn đồ ăn giòn: chắc bạn không biết, khi nóng giận, bực tức mà ăn đồ ăn có độ giòn thì cũng giúp giải tỏa căng thẳng được phần nào. Khi tức giận, bạn thường muốn đập vỡ, phá bỏ thứ gì đó nên nếu ăn những đồ ăn giòn thì tiếng rôm rốp, giòn giòn đó cũng giảm bớt căng thẳng của bạn.
Đây chỉ là một số phương pháp kiềm chế sự nóng giận nhất thời, ngoài ra còn rất nhiều cách khác như đọc sách, ngồi thiền, lưu giữ nhật ký, đứng cạnh cây xanh, tập thể dục như đi bộ hoặc chạy bộ,…
Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn trong việc kiềm chế sự nóng giận của bản thân.
Phương Anh