Để phát triển một doanh nghiệp bền vững, việc giữ chân khách hàng trung thành là cực kì quan trọng. Hãy cùng kynanglamgiau.vn tham khảo kinh nghiệm giữ chân khách hàng nhé!
- Dành cho khách hàng nhiều hơn mong đợi. Phân phối hàng nhanh hơn, chiết khấu đôi chút… sẽ đem lại những ấn tượng tốt đối với khách hàng.
- Lựa chọn những người bán hàng vui vẻ, chu đáo.
Bên cạnh chất lượng sản phẩm thì nhân viên bán hàng cũng là bộ mặt của doanh nghiệp.
Vẻ mặt vui vẻ và cách giao tiếp chu đáo của nhân viên bán hàng sẽ tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng, tạo cơ hội để tăng doanh số bán hàng.
3. Biết nói cám ơn
Tất cả chúng ta đều muốn được đối xử lịch sự, nên nhớ đừng quên nói lời cám ơn đối với khách hàng khi họ mua sản phẩm/dịch vụ của mình.
4. Thăm dò nhu cầu mua sản phẩm mới của khách hàng
Sản phẩm/dịch vụ mới nào khách hàng muốn và sẽ mua? Những sản phẩm/dịch vụ nào họ không thích? Từ việc thăm dò này, bạn có thể có những điều chỉnh phù hợp và nên có thông tin phản hồi với khách hàng.
5. Phải có những thay đổi theo thời gian
Sản phẩm, dịch vụ, công nghệ cần luôn được thay đổi cho phù hợp với thị hiếu và nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Cái thông dụng trong năm ngoái có thể sẽ không còn cơ hội tiêu thụ trong năm nay, do vậy nếu không bám sát xu hướng thị trường và có những chuyển đổi cần thiết thì doanh nghiệp khó có thể giữ được khách hàng và phát triển.
6. Tính đến giá trị của khách hàng trong dài hạn
Tần suất mua hàng của những đối tượng khách hàng nào đó như thế nào và bạn hy vọng họ mua hàng của bạn ra sao trong những năm tới? Từ những kỳ vọng đó, bạn cần “chăm sóc” họ một cách chu đáo để họ trung thành với bạn.
7. Dành đãi ngộ cho khách hàng không thua kém so với đối thủ cạnh tranh
Việc này không có nghĩa là bạn tham gia vào một cuộc chiến giá cả, mà là bạn cần tìm ra cách phục vụ khách hàng của mình tốt hơn. Hãy là một người đổi mới, chứ không phải là người bắt chước mù quáng.
8. Cho khách hàng biết rõ những nguồn lợi đối với họ, thay vì khuếch trương những đặc điểm của sản phẩm
Điều đầu tiên khách hàng muốn biết là họ sẽ có được những lợi ích gì với sản phẩm của bạn, chứ không phải là những thông số kỹ thuật của sản phẩm.
9. Đền đáp thỏa đáng sự trung thành của khách hàng
Doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình chăm sóc khách hàng, dành cho khách hàng những phần quà có ý nghĩa…
10. Đối xử tốt với nhân viên
Sự nhiệt tình, tận tụy của nhân viên sẽ được nhân lên khi bạn đối xử tốt với họ. Nhân viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quan hệ với khách hàng và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, do vậy, cần có những chế độ đãi ngộ thỏa đáng để họ tin cậy và cộng tác lâu dài với bạn.
11. Giữ mối quan hệ với khách hàng
Bạn cần giữ hình ảnh của mình trong tâm trí của khách hàng mỗi khi họ có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp. Để có được điều đó, bạn cần có danh mục khách hàng truyền thống của mình để luôn giữ liên lạc với họ qua những lời chúc mừng, mời chào sản phẩm/dịch vụ mới, chế độ khuyến mại…
12. Giải quyết nhanh những vấn đề và than phiền của khách hàng
Trong hoạt động bán hàng, không phải công việc bao giờ cũng trôi chảy. Vấn đề là bạn cần cố gắng giảm thiểu những sự cố và trong trường hợp có vấn đề xảy ra thì cần nhanh chóng giải quyết với tinh thần cầu thị và đền đáp tối đa thiệt hại cho khách hàng. Điều tối kỵ là trốn tránh trách nhiệm và gạt bỏ than phiền của khách hàng.
13. Hướng dẫn khách hàng
Khách hàng sẽ tin tưởng và ấn tượng với doanh nghiệp bạn khi bạn chu đáo hướng dẫn, giảng giải những gì họ còn chưa biết về sản phẩm/dịch vụ của bạn mà họ mua.
14. Luôn hướng vào nhu cầu của khách hàng
Luôn nghĩ cách nhằm cải thiện sản phẩm và dịch vụ để phục vụ khách hàng được tốt hơn nữa.
15. Phát huy những ý tưởng của nhân viên
Nhân viên là những người hằng ngày tiếp xúc với khách hàng, nên ý kiến của họ không thể xem nhẹ. Luôn có phần thưởng thỏa đáng cho những ai đưa ra ý tưởng hay cho doanh nghiệp.