Cứ tưởng trưởng thành là được tự do, ai ngờ tự do đâu không thấy, chỉ thấy deadline dí tới não, inbox nhảy như pháo Tết, sếp ping không thở nổi, còn đồng nghiệp thì “phốt” nhau như showbiz. Welcome to the jungle – môi trường công sở!
Ai cũng từng ít nhất một lần cảm thấy stress muốn bốc hơi khỏi Trái Đất. Nhưng nếu ngày nào cũng thấy muốn… bùng việc thì có thể bạn đang bị quá tải rồi đấy. Tin vui là: cách quản lý căng thẳng và áp lực công việc không hề khó. Quan trọng là bạn phải biết “điều chỉnh tần số”, chứ đừng để bản thân “cháy CPU” sớm nhé!
Cùng khám phá những bí kíp Gen Z-friendly dưới đây để sống sót qua mùa deadline mà vẫn tươi rói như bông hoa hướng dương giữa trời hè.

Hiểu rõ nguồn gốc của stress – Biết mình biết deadline, trăm trận trăm thắng
Trước khi tìm cách “trị bệnh”, phải biết “bệnh” đến từ đâu. Căng thẳng không tự nhiên sinh ra, nó có lý do rất “logic” và rất “công sở”:
-
Deadline dí như đòi nợ: Mỗi sáng mở mắt là một task mới xuất hiện, dường như không bao giờ hết việc. Đặc biệt là với dân content, marketing, tài chính, hoặc những ngành “sống nhờ deadline”.
-
Drama phòng ban: Bạn chưa kịp uống ngụm cà phê thì đã thấy 3 cái group chat bật thông báo với nội dung “chị A nói chị B, chị B khóc, team C cạch mặt team D”.
-
Áp lực từ chính bản thân: Không cần sếp la, tự mình đã lo: “Liệu mình có đủ giỏi?”, “Liệu mình có đang thụt lùi?”, “Liệu tháng này có đủ KPI mua iPhone 17 Pro Max hay không?”.
=> Tip nho nhỏ: Viết ra giấy hoặc note điện thoại những thời điểm bạn cảm thấy căng thẳng nhất. Nhìn lại sau 1 tuần, bạn sẽ thấy có pattern rất rõ ràng để xử lý.
Quản lý công việc – Làm chủ thời gian, chứ đừng để thời gian “đá đít” bạn
Đừng đổ lỗi cho thời gian khi bạn có 24 giờ/ngày như Elon Musk nhưng task thì chồng chất như núi Thái Sơn.
Một số mẹo giúp quản lý thời gian siêu đỉnh:
-
Lên lịch công việc mỗi tuần: Google Calendar, Notion, hoặc app To Do đều okela. Cảm giác check từng task xong rất thỏa mãn.
-
Ma trận Eisenhower: Việc quan trọng & gấp thì làm trước. Việc không quan trọng và không gấp thì… cho vào sọt rác cũng được.
-
Rule 1-3-5: Mỗi ngày làm 1 việc lớn – 3 việc vừa – 5 việc nhỏ. Đơn giản mà hiệu quả lắm đó.
-
Kỹ thuật Pomodoro: Làm việc 25 phút – nghỉ 5 phút. Nghe nhỏ nhưng giúp não bạn không bị quá tải.
Tâm lý vững như tượng đài – Không ai “cà khịa” được bạn nếu bạn không quan tâm
Giữa một văn phòng đầy drama, giữ cho mình tỉnh táo và bình tĩnh là vũ khí tối thượng.
-
Bị sếp “bắn” feedback? Không sao cả. Hít thở sâu, chậm rãi trả lời và lắng nghe. Feedback là cơ hội để nâng cấp bản thân (mặc dù nghe hơi đau lòng).
-
Drama không phải chuyện của bạn? Kệ đi. Không phải câu chuyện nào cũng cần ý kiến của bạn. Bỏ qua = tiết kiệm pin cảm xúc.
-
Tránh “bão comment” ở nơi làm việc: Học cách nói chuyện rõ ràng, tích cực và đừng “cà khịa” ai trong giờ hành chính.
Self-care là chân ái – Đừng để mình trở thành “zombie văn phòng”
Làm nhiều, áp lực cao mà không biết chăm sóc bản thân thì chẳng khác nào sạc iPhone bằng sạc Nokia – không ăn thua.
Một số tips self-care nhẹ nhàng nhưng cực hiệu quả:
-
Ngủ đủ 7 – 8 tiếng: Đừng thức khuya binge Netflix rồi sáng cà phê double shot vẫn ngủ gật.
-
Ăn uống lành mạnh-ish: Gen Z không bỏ trà sữa, nhưng hãy cân bằng bằng rau, trái cây, vitamin nữa nhé.
-
Tập thể dục: 15 phút mỗi ngày – dù là đi bộ quanh chung cư, nhảy dây, hay đơn giản là… đi lấy nước nhiều lần trong ngày.
-
Đọc sách, thiền, nghe nhạc, chill chill: Dành thời gian cho bản thân không phải lười, mà là nạp lại năng lượng.
Tích cực một cách có chiến lược – Động viên bản thân như idol khen fan
Đừng chờ sếp khen rồi mới vui. Tự thưởng bản thân là kỹ năng Gen Z cần học từ sớm.
-
Ghi lại 3 điều tích cực mỗi ngày: Dù nhỏ xíu cũng được. Ví dụ: “Không đi trễ”, “Pha cà phê không bị đắng”, “Không quạu khi bị khách hàng gắt”.
-
Tự thưởng sau khi hoàn thành task: Hoàn thành 1 dự án lớn => đi ăn buffet, xứng đáng!
-
Tư duy phát triển (growth mindset): Thay vì nghĩ “Tôi không làm được”, hãy nghĩ “Tôi chưa làm được bây giờ“.
Tìm kiếm sự hỗ trợ – Đừng “ôm đồm” như trend TikTok
Bạn không cần phải một mình gồng gánh tất cả. Không ai giỏi mãi khi kiệt sức cả.
-
Tâm sự cùng bạn thân, đồng nghiệp: Đôi khi, chỉ cần nói ra cũng nhẹ đầu rồi.
-
Tìm đến chuyên gia tâm lý: Nếu stress nặng nề, đừng ngại tìm đến các dịch vụ tư vấn – có app tư vấn online dễ dùng, giá cũng “hạt dẻ”.
-
Tận dụng phúc lợi công ty: Có ngày nghỉ sức khỏe tinh thần không? Có hoạt động team building? Hãy sử dụng nhé – đó là quyền lợi của bạn.
Gen Z stress không có nghĩa là yếu đuối – Bạn chỉ cần đúng chiến lược
Ai cũng sẽ có lúc mệt. Nhưng không sao. Điều quan trọng là biết cách “xả stress” đúng cách, không để nó thành mãn tính hay ảnh hưởng sức khỏe tinh thần.
Với cách quản lý căng thẳng và áp lực công việc mà bạn vừa đọc ở trên, bạn hoàn toàn có thể biến môi trường làm việc từ “địa ngục deadline” thành “chiến trường có tổ chức”. Gen Z không chạy trốn, Gen Z thích nghi – và tỏa sáng!
Sống khỏe trong công việc – Vì bạn sinh ra không phải để chỉ chạy deadline!
Cách quản lý căng thẳng và áp lực công việc không phải là kỹ năng chỉ dành cho “các anh chị có thâm niên”. Ngay cả Gen Z, với một chút tư duy linh hoạt và thói quen tự chăm sóc bản thân, bạn hoàn toàn có thể làm chủ được cảm xúc và công việc.
Vì vậy, nếu bạn đang:
-
Thường xuyên thấy stress,
-
Muốn nghỉ việc 88 lần/ngày,
-
Hoặc chỉ đơn giản là mệt tim vì inbox sáng thứ Hai…
=> Hãy thử áp dụng những bí kíp trên. Nếu chưa hiệu quả? Cứ thử lại! Stress không hết trong 1 ngày, nhưng bạn thì xứng đáng có một cuộc sống đi làm vui vẻ – ít nhất là vui hơn cái biểu đồ KPI đỏ lè.