04 yếu tố xây dựng chiến lược kinh doanh thực phẩm chức năng

5/5 - (1 bình chọn)

Để kinh doanh thành công, bền vững, doanh nghiệp cần phải có chiến lược kinh doanh.

Tại sao lại vậy?

Bởi chiến lược kinh doanh là phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, công ty/tập đoạn trong lĩnh vực kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ áp dụng chiến lược kinh doanh để đạt được các mục tiêu kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả kinh doanh tối ưu.

04 yếu tố xây dựng chiến lược kinh doanh thực phẩm chức năng

Hãy cùng kynanglamgiau tìm hiểu các bước xây dựng chiến lược kinh doanh thực phẩm chức năng hiệu quả.

Một chiến lược kinh doanh về cơ bản phải có 4 yếu tố: Mục tiêu chiến lược, phạm vi chiến lược, lợi thế cạnh tranh và các hoạt động chiến lược, năng lực cốt lõi. Cụ thể

Mục tiêu chiến lược

Việc xác định các kết quả kỳ vọng sẽ là yếu tố khơi nguồn chiến lược kinh doanh.

Các mục tiêu chiến lược sẽ đóng vai trò định hướng cho các hoạt động của doanh nghiệp trong một thời gian. Việc lực chọn mục tiêu có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp.

Lấy ví dụ đơn giản:

Doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu chiến lược là lợi nhuận cao thì chiến lược sẽ tập trung vào phục vụ các nhóm khách hàng hay phân khúc thị trường đem lại lợi nhuận cao bằng các sản phẩm có giá trị gia tăng cao hoặc hiệu suất chi phí vượt trội.

Doanh nghiệp lựa chọn mục tiêu tăng trưởng, chiến lược của doanh nghiệp sẽ phải đa dạng hóa sản phẩm để thu hút các khách hàng ở nhiều phân đoạn thị trường khác nhau.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh nói chung và kinh doanh thực phẩm chức năng nói riêng, mục tiêu quan trọng nhất mà chiến lược kinh doanh hướng tới là lợi nhuận cao và bền vững. Mục tiêu chiến lược thường được đo bằng tỉ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư (ROI) nhưng cũng có thể đo bằng các tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hoặc tỉ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA).

 Phạm vi chiến lược

Doanh nghiệp cần phải đặt ra giới hạn về khách hàng, sản phẩm, khu vực địa lý hoặc chuỗi giá trị trong ngành để có sự tập trung và thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng bởi một chiến lược kinh doanh hiệu quả không tập trung vào thỏa mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường.

Chiến lược kinh doanh thực phẩm chức năng

Trường hợp làm thỏa mãn tất cả các nhu cầu ở tất cả các phân khúc thị trường nếu tốt sẽ mang lại lợi ích ngoài mong đợi nhưng lúc này, doanh nghiệp sẽ phải phân tán nguồn lực và nỗ lực.

>>> Đọc thêm: 08 bước lập kế hoạch kinh doanh thực phẩm chức năng

Giá trị khách hàng và Lợi thế cạnh tranh

(Customer Values & Competitive Advatage)

Đừng chỉ nghĩ đến xác định lợi thế cạnh tranh, một chiến lược hiệu quả cần phải xác định được khách hàng mục tiêu thực sự đánh giá cao cái gì? Sau đó phát triển một giản đồ giá trị khách hàng trong đó thể hiện sự kết hợp các yếu tố mà khách hàng mục tiêu sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp ví dụ như: giá, chất lượng, thiết kế, an toàn, tin cậy…

Việc xác định và tạo dựng các giá trị khách hàng và lợi thế cạnh tranh là vấn đề trung tâm của chiến lược.

Năng lực cốt lõi và Hệ thống các hoạt động chiến lược

Sau khi đã xác định và tạo dựng các giá trị khách hàng, lúc này, doanh nghiệp phải xác định được cách thức cung cấp những giá trị khác biệt đến tay khách hàng.

Để cung cấp được các giá trị mà khách hàng mong muốn, nhà quản lý phải thiết kế một hệ thống các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới việc tạo ra giá trị vượt trội cho khách hàng.

Một công cụ hiệu quả nhất để thiết kế hệ thống hoạt động chính là chuỗi giá trị do M.Porter phát triển. Đối với ngành kinh doanh thực phẩm chức năng, chuỗi giá trị của doanh nghiệp sẽ có các nhóm hoạt động bao gồm: nhóm hoạt động chính (như cung ứng, vận hành, marketing, bán hàng…) và nhóm hoạt động bổ trợ (quản lý nhân sự, nghiên cứu phát triển, hạ tầng quản lý, CNTT…).

Doanh nghiệp phải xác định được đâu là năng lực cốt lõi trực tiếp đóng góp vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững đã xác định. Năng lực cốt lõ chính là khả năng triển khai các hoạt động với sự vượt trội so với đối thủ cạnh trạnh về chất lượng hoặc hiệu suất, nó thường là khả năng liên kết và điều phối một nhóm hoạt động hoặc chức năng chính của một doanh nghiệp và ít khi nằm trog một chức năng cụ thể. Năng lực này có thể cho phép doanh nghiệp cạnh tranh hiệu quả và đa dạng hóa sản phẩm.

Ví dụ, năng lực cốt lõi của công ty Botania là phân phối các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe tốt nhất thế giới đưa đến tay người Việt.

>>Đọc thêm: Chiến lược phát triển Marketing thương mại điện tử 

Kim Ân

Facebook Comments