Với thời đại công nghệ số đang rất phát triển như hiện nay, có rất nhiều các kênh bán hàng phổ biến như facebook, instagram,….trong đó website là hình thức bán hàng trực tuyến uy tín được nhiều khách hàng tin dùng. Website mang đến sự hứng thú và đáp ứng nhanh nhu cầu khách hàng cần. Tuy nhiên, nếu website của bạn không đủ nhanh sẽ khiến người dùng khó chịu và sẽ ra đi vội vàng mà không quan tâm website của bạn có gì. Trong đó, google đã chính thức công bố tốc độ load chính là một trong những yếu tố đánh giá xếp hạng theo thuật toán của họ. Vậy vì sao website load chậm? Cách tăng tốc độ website là gì? Hãy theo dõi bài viết ngay dưới đây.
1. Nguyên nhân phổ biến dẫn đến website load chậm
– Mã HTML, CSS, JS chưa được tối ưu: sử dụng theme quá nặng, mã css và js trở nên dư thừa khi bạn tạo quá nhiều file css và js. CSS dùng hình ảnh làm nền nhiều. Mã nguồn bừa bộn, dung dượng bị tăng lên dẫn đến website load chậm.
– Không xóa ghi chú: trong quá trình lập trình website, người coder phải bỏ đi các ghi chú, chỉ nên để những ghi chú quan trọng chứ không nên ghi chú quá nhiều trong file khiến kích thước file lớn.
– Ứng dụng bên thứ ba quá nhiều: có những Plugin bao gồm trả phí và miễn phí bao giờ cũng đặc biệt thu hút bạn. Bạn sử dụng nhưng lại chưa hiểu nó có ảnh hưởng thế nào đến tốc độ tải trang. Cài đặt quá nhiều ứng dụng bên thứ ba sẽ là nguyên nhân khiến website bị chậm.
– Không gzip source code: bạn dùng qua đường truyền internet không gzip source code trong khi truyền tải dữ liệu đến người dùng.
– Hosting kém: khách hàng số lượng lớn, cấu hình server không cao, bảo mật kém là những nguyên nhân làm chậm website.
– Không kiểm tra nguồn: những người quản trị website trong quá trình copy từ những nguồn tin tức, báo chí,…. nhưng không kiểm tra lại, vô tình lại tạo ra các mã mà hệ thống không hỗ trợ.
– Webservice: bạn đưa vào website quá nhiều quảng cáo, sử dụng webservice từ bên nhà cung cấp.
– Quá nhiều file flash: sử dụng các file flash quá nhiều cũng ảnh hưởng nghiêm trọng.
– Hacker: mặc dù ít nhưng vẫn xảy ra đó là những hacker thực hiện các lệnh nhằm phá hỏng website hoặc add các đoạn mã từ việc ăn cắp thông tin người dùng.
– Đường truyền mạng: đây cũng là nguyên nhân dẫn đến website chậm đặc biệt là những khoảng thời gian đường truyền cáp quang quốc tế bị đứt.
– Hệ thống phân giải DNS: tên miền ảnh hưởng trực tiếp đến tổng thời gian tải web. Đó chính là lý do bạn nên chọn những hệ thống có độ phân giải DNS nhanh.
– Sử dụng nhiều widget: khi bạn sử dụng các widget liên kết với mạng xã hội facebook, google,…Do chúng cần nhiều file JS, CSS (tải từ bên ngoài server) mới hiển thị và hoạt động được.
2. Hướng dẫn một số cách tăng tốc độ website
– Bật chế độ nén: nén giúp giảm băng thông của trang, giảm phản hồi từ HTTP. Bạn có thể thực hiện việc này bằng công cụ Gzip. Gzip là công cụ tuyệt vời để tăng tốc độ tải trang.
– Bật bộ nhớ đệm của trình duyệt: khi trang đã được tải và các thành phần khác nhau đươc lưu trữ trong bộ nhớ cache của người dùng, chỉ cần tải xuống một vài thành phần cho lần truy cập tiếp theo. Với cách này trình duyệt có thể tải trang rất nhanh.
– Tối ưu hóa hình ảnh:
+ Kích thước: Crop hình đúng kích cỡ, giảm độ sâu màu sắc đến mức thấp nhưng đảm bảo chấp nhận được, xóa bỏ những comment ảnh.
+ Định dạng hình ảnh: JPEG là lựa chọn tốt nhất, GIF có thể sử dụng với 10 x10 pixels, sử dụng 3 bảng màu trở xuống, không sử dụng BMPs hoặc TIFFs.
+ Thuộc tính SRC: để khắc phục ta dành thời gian chỉnh sửa hình ảnh trước khi upload lên website.
– Tối ưu CSS Delivery: nên sử dụng CSS tập tin bên ngoài. Vì nó có thể làm giảm kích thước, dung lượng và ít tạo ra mã trùng lặp.
Hiện nay có rất nhiều cách để tối ưu website giúp website mượt mà hơn mang đến nhiều trải nghiệm cho người dùng từ đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Ngoài những cách khắc phục tốc độ tải trang website nên trên thì còn có một vài cách khác giúp bạn cải thiện được vấn đề là sử dụng dịch vụ tối ưu website tại BICTweb. Hy vọng bài viết trên sẽ mang lại những điều bổ ích cho các bạn.