Có bao giờ bạn tự hỏi rằng, tương lai sau này mình sẽ làm gì? Bạn có mục tiêu nào sắp tới không? Và dự kiến trước cuộc đời mình sẽ đi đến đâu? Vì vậy, trong mọi lĩnh vực con người đều xác định cho mình những mục tiêu cần đạt được dựa trên những nhu cầu, mong muốn của bản thân.
1. Mục tiêu là gì?
Mục tiêu là cái đích mà chúng ra muốn đạt tới trong một khoảng thời gian hoặc về một lĩnh vực hay công việc nào đó. Mục tiêu có thể về nhận thức, thái độ hoặc hành vi.
Vậy, kỹ năng đặt mục tiêu như thế nào cho hiệu quả?
2. Mục tiêu phải tạo ra động lực
Khi đặt mục tiêu, phải đảm bảo mục tiêu này có thể khuyến khích bạn thực hiện vì nó rất quan trọng với bạn và tạo được giá trị khi hoàn thành. Nếu bạn không hào hững với kết quả hoặc mục tiêu không thích hợp với mục tiêu lớn hơn thì bạ sẽ bỏ ít công sức để thực hiện và mục tiêu khó có khả năng hoàn thành. Do đó, động lực chính là chìa khóa để đạt được mục tiêu.
3. Đặt mục tiêu theo nguyên tắc SMART
Nguyên tắc SMART được hiểu là: cụ thể – đô lường được – khả thi – thích hợp – có khung thời gian.
Thiết lập mục tiêu cụ thể: Mục tiêu phải rõ ràng và được xác định rõ, tránh đặt mục tiêu mơ hồ hoặc chung chung vì không mang lại định hướng đầy đủ.
Đặt mục tiêu đo lường được: Mục tiêu phải bao gồm các công việc chính xác, ngày tháng, vv…để có thể đo lường mức độ thành công của mục tiêu đó.
Đặt mục tiêu khả thi: Phải đảm bảo mục tiêu đặt ra có khả năng thực hiện được nếu không bạn sẽ dễ dàng mất tự tin và thấy nản lòng. Tốt nhất nên xác lập một mục tiêu thực tế nhưng thử thách để cân bằng mọi thứ khiến bạn phải “nâng cao khả năng” và mang lại sự hài lòng lớn nhất cho bản thân.
Đặt mục tiêu tương thích: Khi đặt mục tiêu tương thích với định hướng cuộc sống và sự nghiệp, bạn có thể phát triển tập trung để luôn tiến lên và hoàn thiện bản thân mình. Nếu bạn đặt mục tiêu quá xa vời và không phù hợp, bạn sẽ mãi mãi không bao giờ hoàn thành được nó.
Đặt mục tiêu có thời hạn: Mục tiêu luôn phải có thời hạn. Đồng nghĩa với việc bạn sẽ biết được thời điểm chính xác hoàn thành mục tiêu. Khi bạn làm việc dưới sức ép của hạn chót, bạn sẽ thấy cấp thiết và đạt được thành công nhanh hơn.
4. Ghi mục tiêu ra giấy
Ghi chép mục tiêu vào một cuốn sổ tay sẽ trở nên thực tế và hữu hình hơn vì bạn sẽ không có lý do gì để quên được. Khi bạn viết, sử dụng từ “sẽ” thay vì “muốn” hay “có thể”. Ví dụ, “Tôi sẽ học được kỹ năng đặt mục tiêu trong 7 ngày”, thay vì “Tôi muốn học kỹ năng đặt mục tiêu trong 7 ngày.” Cách ghi đầu tiên sẽ thấy rõ được sự quyết tâm học kỹ năng. Còn cách ghi thứ hai có vẻ thiếu đam mê và sẽ cho bạn một cái cớ để xao lãng.
5. Lập kế hoạch hành động
Viết ra từng bước đi một, bạn sẽ biết được mình đang đi tới đâu và thấy được cả quá trình đi tới mục tiêu cuối cùng. Đây là ghi chú cực kì quan trọng nếu mục tiêu của bạn quá lớn và lâu dài.
Các bước thực hiện mục tiêu:
Bước 1: Xác định mục tiêu khái quát – mục tiêu cụ thể: trả lời câu hỏi “ Để làm gì”
Bước 2: Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu: Cần trả lời các câu hỏi sau đây:
– Để đạt được mục tiêu cần phải làm những việc gì? Việc gì làm trước, việc gì làm sau?
– Từng việc được thực hiện như thế nào?Trong thời gian bao lâu?
– Có những cách nào để thực hiện? Điều kiện cần và đủ là gì?
– Khó khăn nào có thể gặp phải? Nếu khó khăn đó xảy ra thì có cách nào để giải quyết?
– Kết quả cần đạt được là gì?
Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch
Bước 4: Đánh giá, rút kinh nghiệm
6. Bám sát mục tiêu
Hãy nhớ rằng, thiết lập mục tiêu là cả một quá trình chứ không đơn thuần chỉ là sự kết thúc. Luôn ghi nhớ và nhắc nhở mình theo dõi mục tiêu và dành thời gian xem xét lại mục tiêu thường xuyên.
>>> Xem ngay: Kỹ năng lãnh đạo và quản lý bản thân
Bắc Nguyễn