Cần thay đổi tư duy trong công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Ngày 30/10/2018, Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành quyết định 1665/QĐ-TTg về đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025” nhằm hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp, thỏa mãn phát triển ý tưởng lập nghiệp của mình.

>> Xem thêm: Thành lập doanh nghiệp 

Đề án được kỳ vọng sẽ làm thay đổi định hướng và mục tiêu học tập của học sinh, sinh viên từ thụ động sang chủ động, tích cực tự tạo cơ hội việc làm cho mình sau tốt nghiệp. Theo đó mục tiêu trong đề án đến năm 2020 có 100% trường cao đẳng (CĐ) và trung cấp (TC) có kế hoạch và tổ chức triển khai hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. Những cơ sở giáo dục được tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trang bị kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp. 50% trường CĐ và TC có ít nhất 2 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Đến năm 2025 sẽ tăng cường cơ sở vật chất cho các trung tâm, các trường CĐ, TC hỗ trợ HSSV khởi nghiệp. 70% trường CĐ và TC có ít nhất 5 ý tưởng, dự án khởi nghiệp của HSSV được hỗ trợ đầu tư nguồn kinh phí. Nguồn kinh phí để thực hiện triển khai dự án này khá đa dạng: Nguồn ngân sách chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án về khoa học và công nghệ, hỗ trợ khởi nghiệp; nguồn thu hoạt động khởi nghiệp, Quỹ hỗ trợ HSSV, Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các nguồn vốn xã hội khác.

Sự quan tâm chưa đạt đúng mức

Tuy nhiên hiện nay trên cả nước có khá nhiều cơ sở giáo dục cao đẳng, trung cấp chủ yếu chỉ tập trung đào tạo nghề, chưa quan tâm, khuyến khích, hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp. Do đó việc triển khai Đề án gặp khá nhiều khó khăn.

Cần thay đổi nhận thức, tư duy cho giảng viên, cán bộ hỗ trợ học sinh sinh viên

Tại Hội nghị triển khai Quyết định 1665 do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tổ chức mới đây, nhiều đại biểu cho rằng, rất khó có thể triển khai Quyết định 1665 hiệu quả nếu các trường không thay đổi tư duy, hỗ trợ các chương trình khởi nghiệp.

Ảnh minh họa

Để thực hiện khởi nghiệp sáng tạo, các trường ĐH, CĐ, TC nên

+ Hình thành đội ngũ cán bộ công tác tư vấn, hỗ trợ HSSV khởi nghiệp tại các trường.

+ Biên soạn và ban hành bộ tài liệu cung cấp kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho HSSV.

+ Tổ chức các khóa đào tạo, học tập, giao lưu, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm khởi nghiệp cho cán bộ tư vấn khởi nghiệp và HSSV.

+ Khuyến khích xây dựng các chuyên đề về khởi nghiệp và đưa và chương trình đào tạo theo hướng bắt buộc hoặc tự chọn để phù hợp với thực tiễn.

+ Tăng cường tổ chức các hoạt động thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện cho HSSV được trải nghiệm thực tế.

Thêm nữa, nhà trường nên hợp tác với doanh nghiệp theo hướng mang doanh nghiệp đến nhà trường – mang sinh viên đến doanh nghiệp để hai bên cùng có lợi.

Bên cạnh đó, HSSV cần phải thay đổi tư duy học để tự tạo việc làm chứ không phải học xong để đi xin việc. Sinh viên nên có kỹ năng, kiến thức về khởi nghiệp.

Kim Ân