Quy định về định giá tài sản góp vốn như thế nào?

Góp vốn được hiểu là việc đóng góp tài sản vào khối tài sản chung nhằm tạo thành vốn điều lệ cho công ty và trở thành chủ sở hữu hoặc các sở hữu chung. Pháp luật quy định thế nào về định giá tài sản góp vốn?

1. Trường hợp định giá tài sản góp vốn

Định giá tài sản góp vốn

Căn cứ theo Điều 33 và Điều 37 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về việc định giá tài sản góp vốn như sau:

iconTài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, kim khí đá quý thì phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc phải là tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá. Điều này giúp cho việc định giá được chính xác nhất với số vốn đóng góp của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập.

iconTài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông lập định giá theo nguyên tắc đồng lòng nhất trí hoặc phải do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Nếu tài sản được định giá bởi tổ chức chuyên nghiệp thì phải được đại đa số các thành viên, cổ đông chấp thuận.

Các cách định giá trên đều dựa trên nguyên tắc dân chủ, tôn trọng quyền quyết định của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập. Nếu tài sản góp vốn không phải là tiền, vàng thì được định giá dựa trên quyết định chủ quan của các thành viên hoặc cổ đông hoặc tham khảo kết quả định giá của tổ chức định giá chuyên nghiệp

Chủ thể định giá tài sản vốn góp trong quá trình hoạt động bao gồm:

iconChủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH 1 TV, Hội đồng thành viên của công ty TNHH 2 TV trở lên, Hội đồng quản trị của công ty cổ phần và người góp vốn thỏa thuận định giá.

iconTổ chức định giá chuyên nghiệp. Trường hợp nếu nhờ tổ chức định giá thì giá trị tài sản vốn góp phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.

2. Hậu quả khi thẩm định sai giá trị tài sản góp vốn

Định giá tài sản góp vốn

iconNếu tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với thực tế tại thời điểm góp khi thành lập doanh nghiệp thì các thành viên, cổ đông sáng lập phải cùng góp thêm phần chênh lệch giữa giá trị được định giá so với giá trị thực tế của tài sản góp vốn đó khi kết thúc thời điểm định giá.

iconNếu tài sản góp vốn được định giá sai, cao hơn so với thực tế trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thì người chủ doanh nghiệp, các thành viên hoặc cổ đông sáng lập phải chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố ý định giá sai tài sản vốn góp.

Tóm lại, pháp luật Việt Nam trao quyền tự quyết định và định giá tài sản góp vốn cho chủ sở hữu, các thành viên và cổ đông sáng lập của công ty. Tuy nhiên, chủ sở hữu, các thành viên và cổ đông phải có nghĩa vụ và tự chịu trách nhiệm trước số vốn đóng góp. Do đó, chủ sở hữu, các thành viên và cổ đông phải định giá tài sản góp vốn cẩn thận vì nếu sai phạm sẽ phải đền bù phần chênh lệch và tự chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do hành vi cố ý đó.

Trên đây là những thông tin về việc định giá tài sản góp vốn. Hy vọng với thông tin trên sẽ giúp ích được cho bạn đọc có thêm kiến thức trong quá trình định giá tài sản vốn góp.

>>> Tham khảo thêm: Các bước thành lập doanh nghiệp

Phương Anh

Facebook Comments