Chìa khóa thành công cho nhân viên kinh doanh mới vào nghề

Bạn là nhân viên kinh doanh, bạn đang lo lắng và suy nghĩ xem làm thế nào để bán hàng thành công. Đừng lo lắng, dưới đây là bí quyết mà Kỹ Năng Làm Giàu muốn bật mí cho bạn.

Tự đặt ra mục tiêu cho bản thân

nhân viên kinh doanh đặt mục tiêu cho bản thân

Trước hết đặt ra cho mình mục tiêu doanh số của tháng này phải đạt là bao nhiêu. Tiếp đó, tìm kiếm và kết nối với các khách hàng mà bạn đánh giá là tiềm năng và tím cách thuyết phục họ. Quan trọng là bạn phải kiên trì và có đủ bản lĩnh vì chắc chắn sẽ có không ít lần bạn bị khách hàng từ chối 1 cách thẳng thắn. Tuy nhiên, hãy luôn cố gắng tập cho bản thân mình có tính thích nghi cao, đề cao sự kiên trì, tính kỷ luật và cố gắng hết mình.

Làm việc tập trung và bán hàng hiệu quả   

Nhân viên bán hàng phải tiếp xúc với rất nhiều bộ phận khác nhau, kể cả với những khách hàng khó tính. Bán hàng hiệu quả là công việc tượng trưng cho các con số được thu về, do đó người bán hàng xuất sắc luôn biết cách nhận diện khách hàng và tận dụng mọi thứ tốt nhất để chốt được đơn hàng với khách. Họ rất ít khi lãng phí thời gian để nói chuyện với những người sẽ không bao giờ có ý định mua sản phẩm mà họ đang bán.

Nhận thức được rằng bán hàng là cả một quá trình

Để trở thành nhân viên kinh doanh giỏi là cả một quá trình dài, chứ không phải ngày một ngày hai là đã thành công ngay được.

Đáng tiếc là hầu hết nhân viên kinh doanh được đào tạo lại dành toàn bộ thời gian gặp khách để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ chứ không phải lắng nghe, tìm hiểu về nhu cầu mà khách hàng đang tìm kiếm.

Thay vào đó, hãy dành ra thời gian để nghiên cứu, đánh giá, phân tích và tìm hiểu nhu cầu mà người dùng đang tìm kiếm. Như vậy khách hàng sẽ cảm thấy hài lòng vì họ được đồng cảm, hơn nữa cũng giúp bạn hiểu rõ hơn về tâm lý chung và nhu cầu của khách hàng.

Luôn nghĩ bán hàng là niềm vui

Không khó thấy những trường hợp nhân viên bán hàng cảm thấy mệt mỏi, chán ghét công việc của mình, và họ thực hiện nó như một sự miễn cưỡng. Ngược lại, với những người bán hàng giỏi thì khác, họ biết cách thưởng thức và xem bán hàng là một niềm vui trong cuộc sống hàng ngày của mình. Mỗi ngày họ thức dậy với niềm vui về những sản phẩm, những khát vọng và những mối quan hệ mà mình đang có. Do đó, ngay từ đầu, đây được coi là một trong những điểm khác biệt giữa những người thành công và người thất bại, họ khác nhau từ những tư tưởng ban đầu rồi.

Khả năng chịu áp lực

nhân viên kinh doanh có khả năng chịu áp lực tốt

Bản chất công việc của nhân viên kinh doanh đòi hỏi phải có khả năng chịu áp lực lớn. Ngoài áp lực về doanh số còn áp lực từ cả phía khách hàng, phía công ty, phía đối thủ và cả môi trường cạnh tranh khốc liệt bên ngoài nữa.

Chưa nói đến bạn còn phải chịu trách nhiệm xây dựng niềm tin với các khách hàng tiềm năng của mình. Mối quan hệ với khách hàng không chỉ dừng lại ở việc bán xong hàng là xong, mà bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, hỗ trợ khách hàng tất cả những vấn đề mà họ đang gặp phải. Vậy nên bản thân phải luôn phải chủ động, tự đặt vấn đề rằng: “dân kinh doanh làm sao để vượt qua nỗi sợ hãi mang tên áp lực” . Khi có phương pháp giải quyết hiệu quả thì sẽ giúp gia tăng cơ hội trụ vững với nghề và bản thân có thêm nhiều cơ hội để phát triển.

Biết cách tạo động lực và thúc đẩy bản thân

nhân viên kinh doanh tạo động lực cho bản thân

Gần như tất cả các nhân viên bán hàng sẽ phàn nàn rằng họ cảm thấy bị áp lực trước những chỉ tiêu doanh số mà công ty đưa ra, và không ít người đang phải cố gồng mình hay bỏ cuộc vì không đạt được mức chỉ tiêu này.

Với người bán hàng giỏi thì khác, không cần đến sức ép hoàn thành chỉ tiêu từ doanh nghiệp, họ tự thúc đẩy bản thân, thiết lập các mục tiêu của mình và thực hiện chúng. Họ luôn biết cách tạo động lực, sáng tạo bản thân và bứt phá đúng thời điểm. Đó cũng chính là nguyên nhân họ luôn cảm thấy cuộc sống bận rộn và phong phú hơn nhiều.

Khả năng làm việc nhóm

nhân viên kinh doanh có khả năng làm việc nhóm

Mới tập tành vào nghề, bạn đừng nghĩ một mình có thể “cân” hết tất cả. Công việc nào cũng vậy thôi, đều đòi hỏi khả năng làm việc đội nhóm, hỗ trợ các thành viên trong nhóm để góp phần thúc đẩy hiệu quả công việc. Chẳng có lý nào mà tự nhiên các nhà tuyển dụng yêu cầu kỹ năng làm việc nhóm ở các ứng viên của mình đâu?

Trong một nhóm, gồm rất nhiều thanh viên, mà mỗi thành viên sẽ có những thế mạnh và điểm yếu riêng. Bằng cách làm việc theo nhóm, tương tác, các thành viên sẽ hỗ trợ nhau phát triển hết các thế mạnh đồng thời khắc phục điểm yếu của từng cá nhân. Khả năng làm việc đội nhóm cũng được coi là một tiêu chí để đánh giá vị trí trưởng phòng kinh doanh, nếu như bạn phát huy được khả năng làm việc nhóm, lãnh đạo thì chắc chắn tương lai vươn xa tới vị trí trưởng phòng kinh doanh sẽ không xa, hãy cùng cố gắng lên nhé.

Coi trọng đạo đức nghề nghiệp

Đã có rất nhiều trường hợp, nhân viên kinh doanh để có thể đạt mục tiêu doanh số công ty đưa ra, họ đã bất chấp tranh giành khách hàng của bạn bè. Nếu bạn đã, đang và sẽ trở thành một nhân viên kinh doanh, bạn cần biết cách phát triển nghề nghiệp một cách bền vững, lâu dài đó là khi bạn coi biết trọng đạo đức nghề nghiệp, thay vì làm ăn kiểu ăn cướp trắng trợn.

Không chỉ vậy, bạn cũng cần hiểu rằng, kể cả khi bán phá giá thì đó cũng chỉ là một sách lược cuối cùng, bạn không dùng lâu dài được. Bởi giảm giá chỉ là chiến lược giúp kích cầu người tiêu dùng, giúp bạn tăng cao doanh số bán hàng, nhưng nó hiếm khi kéo dài lâu hay có tác dụng xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu.

Chăm sóc khách hàng

nhân viên kinh doanh chăm sóc khách hàng

Công ty đã có đội ngũ chăm sóc khách hàng với nhiệm vụ là gọi điện hỗ trợ khách hàng các vấn đề mà họ đang gặp phải. Nhưng để giữ chân khách hàng được lâu hơn, trung thành với thương hiệu của bạn thì bạn nên nhấc máy và gọi hỏi thăm khách hàng. Ví dụ như: hỏi họ đánh giá về chất lượng sản phẩm, dịch vụ như thế nào, có gặp phải vấn đề gì không? Từ đó, đưa ra giải pháp khắc phục để bày tỏ thiện chí của mình với khách hàng. Chỉ một việc nhỏ như vậy thôi nhưng đem lại kết quả bất ngờ, đem lại sự hài lòng cho khách hàng, đem lại uy tín và hình ảnh của bạn trong mắt khách hàng cũng sẽ được tốt hơn.

Lời kết

Nghề nào muốn thành công cũng đều đòi hỏi bạn phải thật kiên trì và nỗ lực không ngừng. Với chìa khóa thành công cho nhân viên kinh doanh mới vào nghề mà Kỹ Năng Làm Giàu chia sẻ trên đây hy vọng sẽ phần nào mang lại cho bạn cơ hội việc làm nhân viên kinh doanh tốt nhất. 

>>> Xem thêm: 7 bước bán hàng cho doanh nghiệp dành cho nhân viên mới

Việt Khang

Facebook Comments