Kỹ năng tiếp nhận và học hỏi từ lời phê bình

Trong cuộc sống nói chung và công việc nói riêng không phải ai cũng hoàn hảo tất cả mọi mặt. Đôi khi chúng ta cũng có khuyết điểm, nhưng nhận ra khuyết điểm của bản thân và tự khắc phục nó không phải là dễ.

Vì vậy, chúng ta cần nhận được góp ý từ người khác để biết được điểm yếu của bản thân. Nhưng không phải ai cũng biết cách tiếp cận lời phê bình sao cho hiệu quả, đôi khi bản thân chúng ta còn thấy khó chịu. Vì vậy, các bạn cần phải biết kỹ năng tiếp nhận và học hỏi từ lời phê bình sau đây.

kỹ năng tiếp nhận và học hỏi

1. Kỹ năng lắng nghe lời phê bình

Rèn luyện kỹ năng lắng nghe là cả một nghệ thuật. Đó không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi người nghe phải biết chủ động trong buổi nói chuyện cũng như biết cách kết hợp một số kỹ năng sống và kỹ thuật nhất định

Mỗi người đều có sự tự ái, và chúng ta thường hay khuếch đại sự tự ái thành tự trọng. Dẹp bỏ tự ái để thẳng thắn nhìn vào lỗi sai, điểm yến là một việc không dễ. Nói cách khác, trong các kĩ năng mềm mà một cá nhân cần trang bị, kĩ năng chấp nhận phê bình, lắng nghe và học hỏi từ lời phê bình là một kĩ năng mang đầy thách thức.

Lắng nghe những lời phê bình, rút ra kinh nghiệm từ đó và sửa đi những lỗi sai trong lần thất bại trước, bạn sẽ có thành công trong lần sau. Chúng ta cần những lời phê bình thiết thực và bất kì những ai có thể nhìn ra sai lầm của chúng ta đều là những người thầy cho ta học hỏi.

2. Kỹ năng học tập từ lời phê bình

2.1 Dẹp bỏ lòng tự ái

Nếu những sai lầm của chúng ta không được nhìn nhận và sửa chữa, chúng sẽ tích lại và càng ngày càng lớn. Chính sự cố chấp, tự ái là bức tường dày ngăn cản bạn vứt bỏ đi những sai lầm. Chỉ có dẹp bỏ lòng tự ái, biết lắng nghe và hành động không do dự mới giúp bạn dẹp bỏ đi được những sai lầm mà bạn đã vấp phải. Tự ái là không tốt, và bạn cần dẹp bỏ nó đi.

2.2 Đừng phản bác vội  và không đổ lỗi

Chẳng mấy ai thích nghe người khác chê mình, ít nhiều chúng ta cũng sẽ phản ứng lại những lời phê bình đó. Hãy giữ tinh thần bình tĩnh để lắng nghe lời góp ý, không nên phản ứng lại một cách nóng nảy vì tinh thần không bĩnh tĩnh sẽ càng làm cho sự việc đi theo hướng xấu hơn.

Bạn cần biết cầu thị, lắng nghe sẽ giúp người phê bình góp ý chân thành hơn. Khi có người phê bình đừng chỉ biết đổ lỗi của mình cho ai hoặc điều gì khác.

kỹ năng tiếp nhận và học hỏi

2.3 Tư duy tích cực và đưa ra giải pháp

Hãy tạo cơ hội để có một cuộc thảo luận tích cực và tìm được giải pháp mà bạn và cấp trên đêu đồng ý. Bạn sẽ tìm được định hướng được cách giải quyết vấn đề.

Hãy phấn đấu hơn nữa, hơn nữa để biến những lời phê bình thành những lời khen và khiến cho người phê bình phải mỉm cười với bạn.

2.4 Nói ít, nghe nhiều, suy nghĩ chậm

Hãy tạo cho mình thói quen đánh giá mọi sự vật, hiện tượng ở nhiều góc độ trước khi bắt tay vào làm, suy nghĩ thật kỹ để có những phát ngôn đúng đắn.

Kỹ năng lắng nghe của bạn trong thời điểm này cần được phát huy tác dụng. Nghe bằng hai tai, nhìn bằng hai mắt và chỉ dùng một cái miệng để nói. Đây cũng là thói quen của những nhà kinh doanh thành đạt.

Để rèn được kỹ năng tiếp nhận và học hỏi từ lời phê bình từ thất bại quả là một việc khó nhưng cần phải làm để giúp bạn trưởng thành hơn trong đời sống và công việc.

Chúc các bạn thành công!

>>> Xem ngay: Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập mối quan hệ

Facebook Comments