Tư vấn thủ tục ly hôn đơn phương và vấn đề liên quan

Hỏi: Tôi muốn ly hôn cần những thủ tục gì? Nếu đơn phương thì thủ tục như thế nào?

Việc chia quyền sử dụng đất như thế nào?

Trả lời:

Thủ tục ly hôn 

Trường hợp của bạn là đơn phương ly hôn, chính vì thế cơ quan thẩm quyền giải quyết vụ án này là Tòa án nhân nhân cấp quận/ huyện nơi bị đơn đang cư trú.

Hồ sơ ly hôn đơn phương bao gồm:

• Đơn xin ly hôn (Theo mẫu của tòa án);

• Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bản gốc;

• Giấy khai sinh của con (Nếu có con chung);

• Giấy tờ chứng minh tài sản riêng/ chung của vợ/ chồng (nếu có);

• Giấy tờ nhân thân của vợ, chồng như giấy CMND, hộ khẩu thường trú, giấy xác nhận tạm trú,…

Tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định pháp luật.

Sau khi nộp đơn xin ly hôn tại Tòa án, Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định pháp luật. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình.

Căn cứ ly hôn đơn phương

Theo quy định Điều 56 Ly hôn theo yêu cầu một bên của Luật HNGD:

1. Khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vị bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân làm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại Khoản 2 Điều 51 của Luật HNGD 2014 thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Với vấn đề chia quyền sử dụng đất sẽ được căn cứ theo Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình

Theo đó

1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì khi ly hôn vẫn thuộc bên đó.

2. Việc chia quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện như sau:

a) Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trỏng thủy sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên; nếu khoogn thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa giải quyết theo quy định tại Điều 59 của Luật HNGĐ.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì bên đó được tiếp tục sử dụng nhưng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.

b) Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo quy định tại điểm a khoản này.

c) Đối với đất nông nghiệp trông cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở thì được chia theo quy đình 59 Luật HNGĐ.

d) Đối với loại đất khác thì được chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

3. Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình thì khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 Luật HNGĐ.

Theo quy định trên, nếu bạn có đất riêng thì sau khi ly hôn quyền sử dụng mảnh đất đó vẫn thuộc về riêng bạn còn nếu đất đó là tài sản chung của cả hai vợ chồng thì Tòa sẽ căn cứ theo quy định hiện hành để phân chia cụ thể đó là chia đôi và có xem xét hoàn cảnh, công sức đóng góp của mỗi bên.

 

Facebook Comments