Với nền kinh tế thị trường hiện nay, khá nhiều nhà đầu tư muốn nắm bắt cơ hội làm giàu bằng cách thay đổi ngành nghề kinh doanh cho phù hợp với tình hình thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng và thế mạnh của công ty.
Và có một số doanh nghiệp lại nghĩ khi thay đổi ngành nghề kinh doanh thì không cần phải tiến hành thay đổi giấy phép kinh doanh vì theo Luật doanh nghiệp 2014, trong giấy phép kinh doanh không còn ghi nhận thông tin về ngành nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên cương vị là một luật sư, tôi muốn chia sẻ rằng quan điểm trên là hoàn toàn sai lầm. Cụ thể, tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2014 quy định, khi có sự thay đổi về ngành nghề kinh doanh, doanh nghiệp phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Ngoài trường hợp thay đổi ngành nghề kinh doanh dẫn tới thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ra, còn một số trường hợp dưới đây cũng làm thay đổi giấy phép kinh doanh.
1. Thay đổi tên doanh nghiệp, tên trụ sở chính, văn phòng đại diện
2. Thay đổi địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện
3. Giấy phép kinh doanh cũ bị mất, rách
4. Thay đổi loại hình công ty
5. Thay đổi vốn điều lệ
6. Thay đổi, bổ sung thông tin của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty TNHH và công ty cổ phần; các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh; cá nhân, thành viên hợp pháp đối với công ty TNHH.
7. Thay đổi cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết.
Những trường hợp thay đổi này phần lớn gắn với quá trình tái cấu trúc và những thay đổi trên thị trường.
Trình tự, thủ tục đăng ký thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh
⇒ Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày có thay đổi, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh theo luật đã ban hành.
⇒ Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ mà doanh nghiệp nộp rồi cấp giấy phép kinh doanh mới trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ. Đối với trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan đăng lý kinh doanh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp biết và trong thông báo phải nêu rõ các yêu cầu sửa đổi, bổ sung.
Lưu ý khi thay đổi giấy phép kinh doanh
+ CMND của các cổ đông, thành viên nếu hết hạn phải đổi lại mới có thể thực hiện thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh.
+ Khi thay đổi tên doanh nghiệp, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp thì mã số doanh nghiệp vẫn được giữ nguyên.
+ Khi thay đổi địa chỉ trụ sở công ty, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện có trụ sở tại Hà Nội cần thực hiện thủ tục xác nhận nghĩa vụ thuế tại quận/ huyện cũ trước khi tiến hành nộp hồ sơ thay đổi đăng ký kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tư.
+ Nhà chung cư, nhà tập thể không được dùng để thay đổi trụ sở chính, địa điểm kinh doanh, địa chỉ của văn phòng đại diện, chi nhánh công ty.
+ Khi thay đổi chuyển nhượng vốn nên ưu tiên thực hiện chuyển khoản qua tài khoản số vốn chuyển nhượng (đối với cá nhân) và bắt buộc thực hiện chuyển khoản (đối với doanh nghiệp góp vốn vào doanh nghiệp). Sau khi chuyển nhượng vốn, bên chuyển nhượng phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế thu nhập cá nhân. Đối với công ty cổ phần, khi các bên chuyển nhượng ngang giá vẫn phải nộp thuế 0,1% giá trị chuyển nhượng.
>> Xem thêm: Các quy định về điều chỉnh dự án đầu tư
Kim Ân