Phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Một người có khả năng tạo ra nguồn thu nhập cá nhân ổn, có thể nói là tốt nhưng lại không có khả năng kiểm soát chi tiêu lại vô cùng tệ. Họ không thể nhớ được mình đã tiêu bao nhiêu tiền trong tháng, và số tiền đó dùng để mua gì, khi nào, ở đâu? Nếu không có bảng thống kê về thu nhập và hoạt động chi tiêu thì số tiền bạn kiếm được sẽ không thấm vào đâu so với số tiền mà bạn chi trả cả. Vì vậy cần phải có phương pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

>>: Xem thêm: Quản lý tiền hiệu quả bằng nguyên tắc 6 cái lọ

Chi tiêu ít hơn số tiền bạn làm ra

 

Phương pháp quản lý tài chính cá nhân

 

Nếu một tháng bạn chỉ kiếm được 7 triệu nhưng bạn lại tiêu đến 10 triệu thì bạn sẽ trở thành một “con nợ”. Còn nếu bạn tiêu hết đúng 7 triệu một tháng thì khi ốm đau bất ngờ hay những trường hợp khẩn cấp bạn sẽ lấy gì ra chi trả. Vì vậy chi tiêu ít hơn số tiền bạn kiếm được là nguyên tắc số một để giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền. Khoảng thu lớn hơn chi càng lớn thì bạn có thể để ra càng nhiều.

Trước khi định chi tiền hãy nghĩ xem nó thực sự cần thiết

Bạn hãy nghĩ có thực sự cần tới món đồ đó hay không? Đừng như cô nàng Rebecca trong phim “Tự thú của một tín đồ Shopping” cho dù đã cạn hầu bao thấy đẹp và mới ra là phải mua. Cô sở hữu rất nhiều túi xách, váy vóc có những bộ mà chưa bao giờ mặc. Cùng với đó là một khoản nợ ngân hàng. Vì vậy có những món đồ vừa nhìn đã muốn mua khoan hãy dừng lại 3 giây để nghĩ bạn có thực sự cần đến nó không và mua nó sẽ không làm bạn “viêm màng ví”. Bởi vậy hãy chỉ mua những thứ mà ta cần.

Bắt đầu bằng việc thiết lập ngân sách quàn lý thu chi

 

Thiết lập ngân sách thu chi

 

Chắc chắn có thời điểm bạn tự hỏi “Tiền đi đâu hết rồi?”, “Mình đã tiêu gì nhỉ?”, “Liệu mình có làm rơi tiền ở đâu không ta?”. Lập ngân sách chính là cách giúp bạn quản lý tài chính cá nhân và nắm rõ các khoản tiền của mình.

Bạn nên chia các chi phí thường xuyên trong tháng thành các mục nhỏ

  • Hóa đơn tiền điện, nước, wifi…
  • Chi phí sinh hoạt (ăn, uống vật dụng trong nhà…)
  • Đi lại (xăng, taxi, phương tiện công cộng…)
  • Giải trí (ngày lễ, tết, ăn hàng, xem phim…)

Chuyên gia tài chính khuyên bạn nên chia tiền thành 4 loại:

  • Chi phí cố định (50 – 60%): đây là chi phí dành cho những khoản cố định hàng tháng như tiền nhà, điện, nước, ga ăn uống, đồ ăn cho thú cưng, đi lại… Khoản cố định này bạn sẽ không dùng vào việc khác.
  • Tiết kiệm (5 – 10%): Là một khoản tiền bạn dùng cho ngắn hạn và dài hạn dùng cho việc mua nhà, mua sắm TV, máy tính, tủ lạnh… hoặc cho du lịch. Khoản tiền này cũng có thể dùng cho các trường hợp khẩn cấp.
  • Kinh doanh (10%): Tới khi bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền rồi thì bạn nên nghĩ tới việc đầu tư, kinh doanh. Tuy nhiên khoản tiền mà bạn nên bỏ ra đầu tư khi mới bắt đầu chỉ nên là 10% tiền tiết kiệm của bạn.
  • Chi phí tự do (25-35%): Khoản tiền này dành cho sở thích cá nhân của bạn như ăn uống, mua sắm, xem phim, quà tặng, hiếu, hỉ…

 ***Bạn có thể tham khảo mẫu Lập ngân sách quản lý thu chi tại đây

Quản lý tiền chính là một yếu tố cho sự thành công và giàu có. Quan niệm khi nào giàu rồi thì sẽ quản lý tài chính cá nhân là một sai lầm. Quản lý tài chính cá nhân là chìa khóa cho việc thực hiện các kế hoạch tài chính cá nhân sau này.

Facebook Comments