PR nghĩa là gì? Viết tắt của chữ PR gì? Nghề PR là gì?

Hiện nay, trên các trang báo điện tử, trên một số diễn đàn, trên mạng xã hội, từ “PR” được đề cập đến khá nhiều và phổ biến rộng rãi. Một số người làm trong nghề báo chí, truyền thông hay các doanh nghiệp, nhân viên văn phòng, sinh viên đều biết đến ý nghĩa của nó. Tuy nhiên, một số người ít tiếp xúc với mạng xã hội thì cụm từ này khá xa lạ. Ngay bây giờ, Kynanglamgiau.edu xin chia sẻ để bạn có thể hiểu đúng, hiểu rõ từ “PR” này. Hãy cùng tìm hiểu nào.

1. PR nghĩa là gì?

PR là từ viết tắt của cụm từ Public Relations. Trong tiếng Anh, cụm từ này có nghĩa là:

icon Public: công chúng, quần chúng

icon Relation: quan hệ

=> Vậy cụm từ Public Relations có nghĩa là quan hệ công chúng.

PR (Quan hệ công chúng) là hoạt động của những người thuộc một cơ quan tổ chức hay công ty nào đó chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng  hình ảnh tích cực của tổ chức, công ty mình với khách hàng.

PR là một kênh Marketing giúp tạo sự liên kết giữa công ty với khách hàng, giữa những tổ chức xã hội với công chúng, giúp tăng thị phần, doanh thu cho công ty.

Một nghĩa khác của PR

PageRank hay Ranking viết tắt là PR được hiểu là thứ hạng trang. Khi nói đến PageRank người ta thường nghĩ đến Google PageRank. Đó là một hệ thống xếp hạng trang Web của các máy tìm kiếm nhằm sắp xếp thứ tự ưu tiên đường dẫn URL trong trang kết quả tìm kiếm.

Hiển tại PR Online có thể được thực hiện thông qua nhiều kênh marketing khác nhau như:

Các website, blog, facebook,…

Các trang báo điện tử, báo mạng

Giải pháp SEO

Phương tiện truyền thông mạng xã hội . . .

2. Nghề PR là gì?

PR là một ngành nghề ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt ở Việt Nam. Ngành quan hệ công chúng là một kênh marketing tiếp thị giúp kết nối công ty với đối tượng mục tiêu, công chúng quan tâm. Công chúng đối với các công ty bao gồm các đối tượng chính sau:

Khách hàng (người sử dụng dịch vụ, sản phẩm của công ty)

Các cơ quan truyền thông

Các cơ quan quản lý Nhà nước trực thuộc quản lý ngành nghề mà công ty đang có cùng các cơ quan thẩm quyền có liên quan

Ban tổ chức lãnh đạo và những người làm trong công ty đó…

Các doanh nghiệp, công đoàn, tổ chức khác.

Mục đích cuối cùng của Quan hệ công chúng chính là truyền thông quảng bá tạo ra hình ảnh riêng biệt cho công ty, tổ chức và tăng thiện chí từ khách hàng. Đây là những hiệu quả không nhìn thấy được nhưng lại mang tới sự chú ý dư luận xã hội tích cực, một hiệu ứng lâu dài và đây là một nền tảng cần thiết để phát triển tổ chức đó.

Những loại hình phổ biến của PR:

Tổ chức sự kiện: Nhiều sự kiện liên quan đến việc tuyên truyền, quảng bá sản phẩm được các công ty tổ chức tại các địa điểm thu hút đông người (sân vận động, công viên, nhà văn hóa…) nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng. Từ đó, xây dựng thương hiệu sản phẩm, hình ảnh của công ty và tìm kiếm nguồn khách hàng tiềm năng với tư cách là người tiêu dùng.

Tài trợ: Là hình thức giúp đỡ bằng vật chất (các sản phẩm của chính công ty) hoặc tiền thông qua truyền thông, báo chí hướng đến tài trợ cho một chương trình:

– Tài trợ thương mại: tài trợ cho các chương trình trên truyền hình như gameshow, các chương trình giải trí khác,…

– Tài trợ từ thiện: tài trợ cho các chương trình người nghèo vượt khó, người khuyết tật, người bị thiệt hại thiên tai,…

Từ đó xây dựng hình ảnh, quảng bá công ty..

Bài PR/ Advertorial: Bài viết PR cung cấp kiến thức về một lĩnh vực cụ thể về: đặt vấn đề, đưa ra giải pháp và cuối cùng là sản phẩm. Từ đó, dẫn dắt một cách tự nhiên, khéo léo người tiêu dùng đến với sản phẩm của công ty, doanh nghiệp.

Thông cáo báo chí: Các sự kiện của công ty được giới báo chí truyền thông đưa tin: các lễ kỷ niệm, các lễ khai trương, động thổ, khánh thành,…

Quan hệ cộng đồng: Tham gia các đoàn hội, nghiệp đoàn cùng nhóm ngành nghề để dễ trao đổi thông tin, hỗ trợ hoạt động, quảng bá để khẳng định tên tuổi, tìm cơ hội hợp tác đôi bên cùng có lợi và bảo vệ lẫn nhau nếu có khủng hoảng xảy ra.

Ngoài ra còn có nhiều hình thức khác của PR như: Hoạt động xã hội, Xử lý khủng hoảng truyền thông, Các hoạt động phi thương mại, Phát hành tài liệu,…

PR có chức năng xây dựng thương hiệu, hình ảnh. Vì vậy, không chỉ doanh nghiệp, công ty mới PR mà những người làm trong giới showbiz như ca sĩ, nghệ sĩ, diễn viên,…đều có thể sử dụng các cách PR để tạo dựng hình ảnh của mình trong mắt công chúng.

Các giai đoạn của PR:

Xác định và đánh giá thái độ của công chúng

Xác định các chính sách, thủ tục của doanh nghiệp, công ty đối với sự quan tâm của công chúng

Phát triển và tiến hành những chương trình tuyên truyền để công chúng hiểu, chấp nhận những sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, công ty.

Vì vậy, để trở thành một chuyên viên PR xuất sắc bạn cần phải có kiến thức nền tảng chắc chắn, năng lực tư duy sáng tạo, độc lập và khả năng làm việc nhóm tốt.

3. Ưu nhược điểm của PR

Ưu điểm:

icon Chi phí hoạt động thấp

icon Có mục tiêu, đối tượng rõ ràng với từng sản phẩm hay dịch vụ

icon Dễ dàng được công chúng đón nhận, tin tưởng nên đem lại hiệu quả cao về lâu dài.

Nhiều người nhầm lẫn PR là quảng cáo nhưng thực chất không phải vậy. Quảng cáo là hướng người tiêu dùng đến sử dụng sản phẩm. PR cũng có cùng mục đích đó, nhưng không hoàn toàn là như vậy. Mục đích của PR là tạo dựng hình ảnh, sự tin tưởng và thiện cảm của của công chúng đối với công ty, doanh nghiệp/ tổ chức.

Điểm khác nhau giữa PR với quảng cáo:

Các hoạt động PR được thông qua các cơ quan báo chí truyền thông, được công chúng tin tưởng, đón nhận hơn so với quảng cáo.

Mục đích của PR không hoàn toàn hướng đến mục tiêu “lượng khách hàng tiêu dùng sản phẩm” như quảng cáo mà chủ yếu là “xây dựng hình ảnh của công ty, doanh nghiệp/ tổ chức”.

Nhiều hoạt động của PR đem đến lợi ích cho xã hội. Chẳng hạn như PR sử dụng hình thức tài trợ nhân đạo, các hoạt động thiện nguyện,… Đây là điểm hoàn toàn không giống với quảng cáo.

Các chi phí cho PR thường thấp hơn so với quảng cáo. PR chỉ thông qua phương tiện truyền thông như một tin tức đối với công chúng. Do vậy, không tốn quá nhiều chi phí đầu tư cho các hoạt động làm video, MV, phim ngắn cho sản phẩm như quảng cáo.

PR là luôn đem đến lợi ích cụ thể cho đối tượng.

Chẳng hạn như: Sự kiện biểu diễn âm nhạc của nhà mạng di động Vinaphone không chỉ là quảng cáo thương hiệu của họ mà đó còn là sự kiện văn hóa nghệ thuật mang tính giải trí cho công đồng.

Các nhà tài trợ cho những người nghèo khó. Không đơn giản để quảng bá công ty, doanh nghiệp của họ mà đó còn là hoạt động mang tính từ thiện.

Nhược điểm:

Lượng người tham gia vẫn còn hạn chế (không rộng như trong quảng cáo vì PR có mục đích hướng đến lợi ích của các nhóm đối tượng cụ thể). Thực tế thì chi phí truyền thông cho PR ít hơn rất nhiều so với quảng cáo. Do đó, trong thời gian ngắn, số lượng người biết đến không nhiều như quảng cáo.

Đối với các hoạt động tài trợ, thì thông qua một công ty/ tổ chức trung gian (nhân vật nổi tiếng, nhà báo, chuyên gia, sự kiện..) để tổ chức. Vì vậy, rất khó kiểm soát vì nội dung thông điệp thường được chuyển tải qua góc nhìn của bên thứ ba.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về từ “PR”. Hi vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ, hiểu đúng định nghĩa cũng như có một cái nhìn tổng quát về nghề PR.

>> Tham khảo thêm:

+ PR thương hiệu mỹ phẩm K&C: https://kcbeauty.vn/gia-cong-my-pham-gia-re-tai-ha-noi/

Nguyễn Mơ

Facebook Comments