Bạn đã biết cách thuyết trình chưa? Có bao giờ bạn nghĩ mình sẽ thuyết trình trước đám đông không? Đứng trước bao nhiêu ánh mắt đổ dồn vào bạn, bạn có tự tin không? Hay hồi hộp, run và không nói nên lời?… Vậy làm thế nào để không phải rơi vào tình huống đó? Các kỹ năng thuyết trình trước đám đông sau đây sẽ giúp các bạn tự tin và đạt hiệu quả cao.
Hiểu mục đích của buổi thuyết trình
Trước khi bắt đầu chuẩn bị một bài thuyết trình các bạn phải hiểu rõ điều mình muốn nói, ai là người sẽ nghe bài thuyết trình và lí do họ nghe bài thuyết trình của bạn. Để biết được những điều đó bạn cần trả lời các câu hỏi: Ai? Cái gì? Như thế nào? Khi nào? Ở đâu? Tại sao?
Ai? Bạn sẽ thuyết trình cho ai nghe, họ có sở thích gì, họ thuộc đối tượng nào, trình độ của họ như thế nào? Trả lời được câu hỏi này sẽ giúp bạn xây dựng nội dung phù hợp cho bài thuyết trình của mình. Ví dụ:
Đối tượng là các nhà khoa học: Nội dung chi tiết thuyết phục, lập luận logic.
Đối tượng là học sinh mẫu giáo, tiểu học: Nội dung sinh động, nhiều hình ảnh, dí dỏm.
Cái gì? Sau khi xác định được đối tượng, bạn sẽ phải trả lời câu hỏi bạn thuyết trình về cái gì? Bạn không thể diễn thuyết một vấn đề mà không ai quan tâm đến nó cả.
Như thế nào? Đây là một câu hỏi khá là quan trọng, nghệ thuật nói trước công chúng có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào câu hỏi này. Bạn sẽ truyền tải thông điệp đó đến người nghe như thế nào là tốt nhất. Sử dụng Power point,Video, hình ảnh hay kể cả những mẩu đối thoại và ngôn ngữ hình thể của bạn.
Khi nào? Thời gian rất quan trọng, chọn một thời điểm phù hợp sẽ nâng cao hiệu quả của bài thuyết trình. Hãy chú ý đến thời gian, đừng để người nghe mệt mỏi vì bài thuyết trình quá dài của bạn.
Ở đâu? Bạn nên đến xem nơi mà mình sẽ diễn thuyết trước, chuẩn bị một số thứ cho tốt như âm thanh, máy chiếu…Hãy tưởng tượng bạn đang đứng ở đó và chọn cho mình một vị trí thích hợp. Tại sao? Tại sao họ phải nghe bài thuyết trình của bạn, họ được cái gì khi nghe bạn nói?
Tương tác tốt với khán giả
Thông thường trong một buổi thuyết trình, nếu bạn quá chăm chú việc chuyển tải các nội dung căn bản, còn khán giả, họ cần ở bạn sự thiện cảm và tạo niềm tin cho họ. Vì vậy, bạn hãy thuyết trình một cách tự nhiên, thỉnh thoảng nhìn bao quát khán giả cùng với cử chỉ thân thiện, cũng như những ngôn từ giản dị, dễ hiểu, pha chút hài hước nhẹ nhàng càng tốt.
>>> Xem ngay: Kỹ năng ứng xử và tạo lập mối quan hệ
Trình bày ngắn gọn và đơn giản
Nếu bạn chỉ có 5 phút cho phần thuyết trình, bạn hãy tự tin là mình sẽ truyền đạt được thông tin cần thiết, không nên xin lỗi khán giả trước hay đề cập đến việc bạn không có nhiều thời gian. Hãy vào đề ngay và chia nhỏ nội dung của bài thuyết trình để truyền tải đến khán giả một cách mạch lạc nhất.
Minh họa
Nếu có một số vấn đề khó diễn đạt bạn hãy minh họa bằng các ví dụ hay câu chuyện ngắn gọn, hoặc so sánh bằng những hình ảnh cụ thể, giúp khán giả hình dung rõ ràng, dễ hiểu hơn về điều bạn muốn nói.
Ngôn ngữ cơ thể
Hãy làm chủ khán phòng bằng cách di chuyển linh hoạt trong khán phòng, sử dụng ngôn ngữ cơ thể cử chỉ, điệu bộ phù hợp. Nếu mất tập trung bạn có thể hít thở thật sau để lấy lại bình tĩnh và tự tin. Ngoài tra bạn hãy trang bị cho mình càng nhiều kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực thuyết trình càng tốt.
Chuẩn bị trả lời câu hỏi
Ngoài việc trang bị kiến thức, bạn cũng nên chuẩn bị sẳn câu trả lời cho các câu hỏi mà khán giả có thể hỏi và học hỏi cách ứng xử khéo léo. Tuy nhiên không nhất thiết bạn sẽ trả lời hết tất cả các câu hỏi của khán giả, bạn nên từ chối trả lời một số điều mang tính chất “kiêng kỵ” trong lần gặp đầu tiên hay ở hội thảo đông người, như các câu hỏi về chi phí, tài chính…Bạn hãy chuyển đề tài những câu hỏi này, hoặc từ chối nhẹ nhàng, lịch sự: Tôi e là chúng ta đề cập vấn đề này hơi sớm…
Chúc các bạn thành công!!!
>>> Liên kết hữu ích: 60 kỹ năng cần có của người lãnh đạo
Bắc Nguyễn