Kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp – thành công

Trong cuộc sống cũng như công việc hàng ngày chúng ta luôn cần đến kỹ năng đàm phán để đạt được những mục tiêu mong muốn. Nhưng không phải ai cũng có khả năng vận dụng được kỹ năng này. Vậy, đâu là những kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp để có thể giành được thắng lợi trên bàn đàm phán, hãy cùng Kỹ Năng Làm Giàu tìm hiểu nhé.

Kỹ năng đàm phán là gì?

kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp

Đàm phán là hành động giao tiếp giữa hai hoặc nhiều bên. Qua đó, các bên cùng nhau đi đến thỏa thuận chung, kèm theo đó là các điều khoản, điều kiện với mục đích tối đa lợi ích cho bản thân hoặc người đại diện.

Kỹ năng đàm phán các bạn có thể hiểu là việc một người vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm về thương lượng và thuyết phục một cách linh hoạt để đạt được mục tiêu trong cuộc giao tiếp.

Vây, làm thể nào để có được kỹ năng đàm phán hiệu quả?

Ấn tượng ban đầu

kỹ năng đàm phán chuyên nghiệp

Không nên đối đầu ngay với đối tác đàm phán bằng những yêu cầu đòi hỏi. Việc đầu tiên bạn phải làm đó là tạo thiện cảm, lịch sự và tạo một không khí tin cậy, dễ chịu. Sau đó bạn mới dẫn dắt đến nội dung bạn định đàm phán với đối tác.

Chú ý đến các cử chỉ, thái độ và động tác của cơ thể trong khi đàm phán

kỹ năng ngôn ngữ cơ thể

Giáo sư tâm lý học Albert Mehrabian ở đại học UCLA cho rằng: yếu tố ngôn ngữ cơ thể chiếm 55% sự ảnh hưởng trong cuộc giao tiếp. Trong khi đó, các yếu tố như âm lượng, giọng nói,… lại lấy cho mình 38%. Và, khá là bất ngờ, ngôn từ và nội dung có vẻn vẹn 7% sức tác động tới đối phương.

Vì vậy, hãy rèn luyện tập ngôn ngữ cơ thể thật nhiều để cải thiện được kỹ năng thương lượng của mình.

Xác định rõ mục tiêu đàm phán

kỹ năng đặt mục tiêu

Trước khi vào cuộc đàm phán các bạn nên chia tác mục tiêu cuối cùng của mình thành những mục tiêu nhỏ mà mình phải trao đổi với đối tác và đạt được kết quả. Nếu càng có nhiều mục tiêu cụ thể và luôn theo đuổi các mục tiêu này trong quá trình đàm phán thì kết quả cuối cùng của đàm phán càng chóng đạt được.

“Đánh lưỡi bảy lần trước khi nói”

kỹ năng đàm phán hiệu quả

Trước khi nói điều gì, hãy suy nghĩ thật kỹ. Liệu điều điều mình sắp nói có gây khó chịu gì cho người ta? Bạn ấy đang buồn, mình cười lúc này liệu có hợp lý?

Đối tác đang nhăn mặt suy nghĩ khi nghe về một điều kiện. Liệu mình nên trình bày tiếp? Hay là chuyển sang những lợi ích hoặc mong muốn của đối tác?

Người đàm phán kinh doanh phải biết hỏi nhiều thay vì nói nhiều

kỹ năng đàm phán chuyến nghiệp

Người nào hỏi nhiều thì người đó sẽ có lợi thế, không chỉ về thông tin mà cả về tâm lý, về tính chủ động trong đàm phán. Những câu hỏi hợp lý khéo léo sẽ chứng minh cho đối tác là mình luôn luôn lắng nghe, quan tâm đến điều họ đang nói. Chính trong thời gian lắng nghe bạn có thể phần tích, tìm hiểu các động cơ, ý muốn của đối tác đàm phán.

Người đàm phán cần có ý thức, tư duy sẵn sàng thỏa hiệp nếu cần thiết

bí quyết đám phán thành công

Ðàm phán là một quá trình thường xuyên phải chấp nhận “cho và nhận”; phải cân nhắc so sánh, phải tranh luận và chờ đợi. Ðừng nên để xuất hiện cảm giác lộ liễu có người thắng và người thua sau cuộc đàm phán kinh doanh, nếu như bạn còn tiếp tục kinh doanh với đối tác đó. 

Kết quả đàm phán là cả hai bên đều có lợi, là sự trao đổi tự nguyện giữa hai bên. Vì vậy, khi đàm phán không chỉ chú ý cứng nhắc một chiều quyền lợi, mục đích riêng của một bên mà phải chú ý đến cả nhu cầu của bên kia.

Không thành công cũng phải thành bạn

bí quyết đám phán thành công

Không phải cuộc đàm phán nào cũng đều có thể kết thúc tốt đẹp. Sẽ có (rất nhiều) lúc cuộc đàm phán sẽ phải đổ vỡ do bất đồng quan điểm cũng như không thể dung hòa lợi ích của 2 bên.

Khi đó, hãy luôn ghi nhớ là “không thành công cũng phải thành bạn”, kỹ năng “kết bạn” cũng là một trong những kỹ năng đàm phán rất quan trọng. Bởi lẽ, thêm bạn thì bớt thù, chân lí ấy vẫn đúng, ít nhất là cho đến thời điểm này. Cuộc đàm phán này không thành công không có nghĩa là không còn lần đàm phán sau. Nếu bạn “trở mặt” ngay sau khi kết thúc, rất có thể đó cũng là dấu chấm hết cho những quan hệ hợp tác tiếp theo.>

>> Xem ngay: Kỹ năng đặt mục tiêu

Bắc Nguyễn