Kinh doanh là việc bạn đáp ứng nhu cầu của khách hàng bằng sản phẩm cụ thể hoặc dịch vụ vô hình thông qua những công cụ khác nhau. Bằng cách này đạt được những giá trị bạn muốn và khách hàng có được thứ họ cần.
Đọc vậy bạn thấy kinh doanh có vẻ đơn giản nhưng không, nó luôn yêu cầu người kinh doanh phải có bộ óc tinh tường, nhạy bén, xử lý tốt những trường hợp xảy ra bất thường. Đặc biệt khi là vấn đề pháp lý khi kinh doanh.
Sẽ khó khăn hơn rất nhiều khi phải giải quyết một đống lộn xộn rắc rối đằng sau nếu không để ý ngay đến vấn đề này. Hãy tìm hiểu về các trách nhiệm pháp lý và thuế của bạn trước khi bạn bắt đầu hoạt động và kinh doanh. Sự quan tâm dành cho các vấn đề pháp lý và thuế chưa bao giờ là thừa.
Chúng tôi có một cuộc khảo sát nhỏ và nhận được câu trả lời như sau: Những nhà kinh doanh khi bắt đầu khởi nghiệp đang rất quan tâm đến pháp lý nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
Và lời khuyên cho các bạn đó là hãy định hình nó theo từng giai đoạn của vòng đời khởi nghiệp để pháp lý trở thành công cụ thay vì rào cản và nguyên do của những rủi ro tiềm ẩn về sau.
Một số vấn đề pháp lý cần biết khi quyết định khởi nghiệp kinh doanh
1. Thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ
Ở Việt Nam, việc vi phạm bản quyền về sở hữu trí tuệ với tình trạng hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường luôn là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt với đặc điểm của start up – đề cao tính đổi mới sáng tạo, độc đáo trong sản phẩm, thì những thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ càng cần được đặt lên hàng đầu.
Việc ký kết thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ sẽ làm rõ ai là người sở hữu, ai có quyền sử dụng, ai có quyền mua lại các sản phẩm trí tuệ này. Đặc biệt, với các start up về công nghệ, những sản phẩm trí tuệ này là nền tảng hoạt động nên nếu có xảy ra tranh chấp, sự tồn tại của công ty sẽ bị đe dọa nghiêm trọng.
2. Thỏa thuận trước khi thành lập công ty
Những người sáng lập startup lúc đầu thường gắn kết với nhau bằng đam mê, tao ra giá trị mới cho xã hội. Họ chỉ nghĩ rằng góp vốn và công sức để đưa startup phát triển. Sau này tìm được nhà đầu tư thì mới quan tâm đến việc thành lập pháp nhân.
Vì thế nên họ không chú trọng đến việc thành lập doanh nghiệp mà chỉ chia sẻ ý tưởng và thỏa thuận miệng các điều kiện kinh doanh với nhau.
Tuy nhiên khi dự án phát triển tốt sinh lợi nhuận, lúc này các xung đột sẽ xảy ra và những thỏa thuận miệng trước kia không đủ cơ sở để giải quyết các vấn đề tranh chấp. Do đó dù là người thân hay bạn bè thân quen, các startup cũng nên rõ ràng ngay thời gian đầu về các điều khoản hợp tác.
3. Chuẩn bị các giấy tờ pháp lý cần thiết
Khi bắt đầu khởi nghiệp, startup cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến ngành, nghề, vốn, đáp ứng một hoặc nhiều điều kiện kinh doanh. Đối với một số lĩnh vực kinh doanh, các giấy phép con là điều kiện bắt buộc.
4. Lựa chọn sai mô hình công ty
Lựa chọn mô hình công ty là một yếu tố cơ bản để xác lập quy chế pháp lý đặc thù đi kèm từng mô hình.
Các startup khi thành lập doanh nghiệp thường hay chọn mô hình công ty cổ phần vì cho rằng chúng dễ huy động vốn đầu tư khi có cơ hội. Tuy nhiên, mô hình này có nhiều hạn chế so với công ty TNHH.
Với mô hình TNHH, doanh nghiệp sẽ ổn định và có thể thay đổi loại hình kinh doanh phù hợp khi công ty đã phát triển.
Việc xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh là điều các startup rất quan tâm. Các quan hệ pháp lý gắn với dự án mà các startup cần lưu ý bao gồm: pháp lý với cơ quan quản lý nhà nước, pháp lý nội bộ, pháp lý với người lao động và pháp lý với đối tác.
Khi xây dựng được khung pháp lý hoàn chỉnh, bạn sẽ có một cơ sở pháp lý làm tăng giá trị dự án trong mắt các nhà đầu tư và làm nền cho những bước phát triển lâu dài.
Mong rằng các starup không quên mang theo hành trang pháp lý cho quá trình khỏi nghiệp của mình. Chỉ khi gắn pháp lý vào vòng đời khởi nghiệp, các startup mới bớt rối, để dành thời gian, chi phí, con người vào những hoạt động khác cho sự phát triển của dự án.
>> Xem thêm: Jack Ma quyết định rời Alibaba để tập trung vào giáo dục
Kim Ân