Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp tiếp lửa tự tin

Kỹ năng giao tiếp là một kỹ năng mềm vô cùng quan trọng dù là ở bất kỳ lĩnh vực nào trong đời sống. Nhưng khoản giao tiếp lại là mặt hạn chế của những người hướng nội. Vì vậy hãy tham khảo các cách cải thiện kỹ năng giao tiếp để thêm phần tự tin, hướng ngoại hơn nào.

 

Cách cải thiện kỹ năng giao tiếp

 

>> Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng thuyết phục trong giao tiếp

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cử chỉ cũng quan trọng không kém gì ngôn ngữ nói. Chuyên gia ngôn ngữ cử chỉ Susan Constantine có chỉ ra rằng 90% giao tiếp hàng ngày của chúng ta là phi ngôn ngữ. Vì vậy hãy chú ý ngôn ngữ cơ thể để tạo ấn tượng tốt với người giao tiếp cùng bạn.

 

Ngôn ngữ cơ thể

 

Ví dụ khi nói chuyện với người đối diện bạn không nên nhìn ra chỗ khác hãy nhìn vào khuôn mặt họ, hay vừa nói chuyện vừa nghịch điện thoại. Vậy nên chú trọng giao tiếp bằng mắt và những cử chỉ cơ thể của mình là quan trọng.

Ngưng ấp úng

Những từ như “ờ”, “ừ thì”, “à” không có hiệu quả nhiều trong giao tiếp, chúng khiến người nghe phát hiện ra rằng bạn đang hồi hộp, lo lắng và cuộc trao đổi bị gián đoạn. Hãy hít thở sâu, và tạo cho mình cảm giác thoải mái một vài giây để có khoảng thời gian suy nghĩ, sắp xếp ngôn từ một cách hợp lý.

Không nên nói vòng vèo

Hãy trả lời vào câu hỏi một cách trực tiếp đối với những câu hỏi trực tiếp đừng lòng vòng quá xa tránh “lạc đường” tới chủ đề khác. Lúc đó câu chuyện sẽ đi quá xa và câu hỏi trọng tâm không được trả lời. Một ví dụ vui người đối diện hỏi “Bạn đã ăn cơm chưa?”. Bạn trả lời rằng “Sáng nay mẹ tôi bị mệt không đi chợ, nên ở nhà không có ai, cũng chả có đồ để nấu, thế nên tôi chưa ăn cơm”. Hãy suy nghĩ trong vài giây để trả lời nhưng câu trả lời đó đừng lòng vòng. Chỉ cần trả lời “Tôi chưa ăn cơm” là đủ. Nói câu trả lời trực tiếp để chứng tỏ sự tự tin của mình cũng như thể hiện thái độ tôn trọng thời gian của đối phương.

Hỏi lại nếu chưa hiểu ý

Đây là một cách bạn thể hiện sự tập trung vào cuộc nói chuyện. Hỏi lại những điều mình chưa hiểu sẽ giúp tương tác giữa hai bên “xuôi” hơn, chính xác hơn, hiệu quả hơn. Điều này cũng góp phần tăng sự thấu hiểu suy nghĩ lẫn nhau, cuộc trò chuyện trở nên thân thiết hơn.

Đặt câu hỏi cho những điều họ nói

Đây là một cách khác bạn thể hiện với người đối diện rằng: Tôi thực sự đang lắng nghe. Không chỉ thế, nó còn giúp bạn không bị rời chủ đề đang nói quá xa và kịp thời làm rõ, nắm bắt thêm thông tin cần thiết. Mẹo này còn giúp bạn lấp đầy những khoảng lặng giữa hai người, thay vì cười “hi hi ha ha chống ngượng”.

Tạo sự thân mật

Những buổi nói chuyện thành công là những buổi nói chuyện mang lại cảm giác trao đổi thân thiết, chứ không phải như cuộc hỏi cung. Đừng trả lời những câu khiến người ta muốn chấm dứt cuộc trò chuyện ngay lập tức như “Em biết rồi”, “Ừ được rồi”, “Không được”.

Hay người ta hỏi gì mình trả lời đó. Người đối diện sẽ nghĩ rằng bạn không muốn giao tiếp với họ nữa mà chỉ trả lời cho có mà thôi. Hãy thoải mái, thân thiện, cố gắng hỏi lại người đối diện, để người ta hỏi mãi thì người ta cũng chán, cuộc nói chuyện trở thành một thất bại.

Chủ động tìm kiếm các cơ hội giao tiếp

Không có cách nào hiệu quả hơn việc tự mình tìm kiếm các cơ hội giao tiếp để bản thân trở nên tự tin hơn. Các câu lạc bộ, những buổi hội thảo, các hội nhóm, các hoạt động đoàn đôi. Những nơi, địa điểm bạn có thể dễ dàng tìm được những người có cùng chung sở thích, chung cá tính và dễ dàng trò chuyện cùng họ. Điều đó sẽ cải thiện cách giao tiếp hiệu quả hơn.

Những người mới ra ngoài xã hội không phải họ đã giỏi giao tiếp ngay được, họ cũng phải qua cả quá trình dài được rèn luyện lúc nào không hay. Còn với những người hướng nội thì để giao tiếp “hòa nhập với xã hội” thì cũng cần học tập thực hành các cách cải thiện kỹ năng giao tiếp của mình, nếu cố gắng thành quả sẽ nói lên tất cả.

Việt Mỹ

Facebook Comments