Tư duy tổng thể là cách nhìn sự vật 1 cách tổng quát. Quan sát và cảm nhận toàn bộ sự việc ngay cả những khâu không liên quan trực tiếp. Ví dụ : trong 1 chương trình, bạn chỉ là MC, nhưng bạn vẫn biết công việc của những người khác và họ sẽ trải nghiệm thay bạn.
1. Kỹ năng tư duy tổng thể là gì?
Có 2 khái niệm về kỹ năng tư duy tổng thể như sau.
Thứ nhất, khi chúng ta phát huy tất cả các vừng của bộ não, thì mỗi bộ não có vùng cảm giác, thị giác, thính giác, vùng vị giác và vận động. Khi chúng ta tư duy như vậy, có những người vận động thì ra vấn đề, có những người ngồi tĩnh tâm mới ra vấn đề.
Thứ hai, chúng ta có 8 năng lực tư duy:
Năng tự tư duy (khả năng tính toán, phân tích, tổng hợp và nhận định)
Năng lực ngôn ngữ (giỏi làm việc với các con chữ)
Năng lực biểu diễn (giỏi làm việc với các bộ phận cơ thể)
Năng lực âm nhạc (giỏi làm việc với các tổ hợp âm thanh)
Năng lực thị giác (giỏi làm việc với các vật thể, không gian)
Năng lực tương tác (giỏi làm việc với người khác, tinh tế bắt trúng được những xúc cảm của người khác, có khả năng thuyết phục và ảnh hưởng cao)
Năng lực nội tâm ( giỏi làm việc với chính mình, như những nhà Triết học, Thần học, Phân tâm học)
Năng lực thiên nhiên (giỏi làm việc với thiên nhiên như những người theo ngành Sinh học, Môi trường học, Y học)
2. Cách để rèn luyện kỹ năng tư duy tổng thể
Công cụ khơi tạo ý tưởng: là phương pháp “tập kích não” (brainstorming) của Alex Osborn. Một phương pháp đặc sắc dùng để phát triển nhiều giải đáp sáng tạo cho một vấn đề. Phương pháp này hoạt động bằng cách nêu các ý tưởng xung quanh một vấn đề, từ đó rút ra nhiều đáp án căn bản cho nó. Các ý niệm/hình ảnh về vấn đề được nêu ra một cách rất phóng khoáng và ngẫu nhiên theo dòng suy nghĩ càng nhiều càng tốt. Các ý kiến có thể rất rộng và sâu và không bị giới hạn bởi các khía cạnh nhỏ nhặt nhất của vấn đề mà những người tham gia nghĩ tới.
Sơ đồ tư duy: Bản chất của não là tư duy bằng hình ảnh. Ví như khi nhắc tới khái niệm rất trừu tượng là “làm việc” thì hình ảnh hiện lên trong đầu bạn có thể là máy vi tính, giấy tờ, bút, chứ không phải chữ “làm việc”. Hoặc khi nói đến bát, đũa, nồi cơm thì bạn sẽ nghĩ ngay đến “bữa ăn”. Sơ đồ tư duy giúp cho con người tư duy theo những nhánh. Các nhánh kết nối với nhau tạo thành một hình ảnh tổng thể. Khi có hàng chục ý tưởng thì chúng ta phải học cách tư duy sắp xếp ý tưởng theo các nhánh, từ đó có được tổng thể. Công cụ này giúp nào tư duy theo chủ đề.
Phương pháp tư duy sáu chiếc mũ: là kỹ thuật được thiết kế nhằm giúp các cá thể có nhiều cái nhìn về một đối tượng mà những cái nhìn này sẽ khác so với một người thông thường có thể thấy được. Đây là một khuôn mẫu cho sự suy nghĩ và nó có thể kết hợp thành lối suy nghĩ định hướng. Trong phương pháp này thì các phán xét có giá trị sẽ có chỗ đứng riêng của nó những các phê phán đó sẽ không được phép thống trị như là thường thấy ở lối suy nghĩ thông thường.
>>> Xem thêm: Kỹ năng tạo động lực làm việc
Bắc Nguyễn