Ngành thiết kế nội thất là gì? Ra trường làm gì?

Học thiết kế nội thất là một trong những ngành hấp dẫn rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với ngành này và chắc chắn rằng mỗi ngành nghề đều có những yêu cầu về kỹ năng cơ bản khác nhau. Cùng Kỹ Năng Làm Giàu tìm hiểu kỹ hơn về ngành nghề này qua bài viết dưới đây.

Ngành thiết kế nội thất là gì?

thiết kế nội thất là gìLà tổng hợp của nghệ thuật, mỹ thuật và khoa học kỹ thuật dựa trên sự phối hợp hài hòa màu sắc, ánh sáng, thẩm mỹ kiến trúc, các vật trang trí để tổ chức không gian sống, không gian làm việc, thư giãn phù hợp với hoạt động của con người.

Những việc phải làm của thiết kế nội thất

Nghiên cứu đặc điểm của đối tượng sử dụng

Yếu tố này là đặc điểm cực kỳ quan trọng. Nhà thiết kế bắt buộc phải hiểu rõ những đặc điểm về nhu cầu, tính cách cũng như sở thích của người chủ nhà thì mới có thể thiết kế nội thất tốt nhất phù hợp nhất theo yêu cầu của khách hàng được

Một phòng ngủ cho người lớn, từ kích thước giường ngủ, màu sắc vách tường cho đến phong cách hiện đại hay cổ điển năng động hay trầm lắng…phải không được giống phòng ngủ của trẻ em. Và không gian nội thất cho phòng bé trai luôn phải năng động và khác so với phòng ngủ của bé gái dịu dàng.

Thiết kế công năng sử dụng

Nội thất đẹp không chỉ có tác dụng để nhìn ngắm mà còn phải thích hợp với thói quen sử dụng của chủ nhà và phải tiện lợi cho sinh hoạt nữa. Vì vậy, bạn còn phải đảm nhiệm công việc thiết kế công năng sử dụng của các đồ vật trang trí trong nhà.

Thông thường, trong giai đoạn phác thảo bản vẽ ý tưởng, người thiết kế sẽ đồng thời đưa ra một số phương hướng bố trí nội thất như bàn ghế giường tủ sao cho thiết kế phù hợp với công năng sử dụng của các thiết bị nội thất đó.

Thiết kế màu sắc, vật liệu

Căn cứ vào ý tưởng chủ đạo của bản thân nghiên cứu được và các phong cách nội thất sẵn có, từ đó sẽ lựa chọn màu sắc chính cho căn phòng, lựa chọn vật liệu để hoàn chỉnh thiết bị trong nội thất.

Không chỉ vậy, nhà thiết kế phải thông hiểu các loại vật liệu được sử dụng trong kiến trúc như: sơn, veni, vải bọc, gạch ốp… Bạn phải am hiểu kỹ các tính năng sử dụng cho đến kỹ thuật thi công lắp đặt và nhất là phải nắm bắt được giá thành, để chọn lựa vật liệu tương thích hợp với phong cách và tài chính công trình cho phép của chủ nhà.

Thiết kế, lựa chọn trang thiết bị

Là các thiết bị trang trí có công năng sử dụng và còn đóng vai trò là nhân tố quan trọng để tạo ra phong cách kiến trúc nhà ở cho chủ nhà.

Hầu hết, các công ty thiết kế nội thất chuyên nghiệp đều có riêng cho công ty mình một bộ phận chuyên gia thiết kế bàn ghế, kết hợp với các đơn vị sản xuất để đưa các công trình các sản phẩm thống nhất về phong cách về gu thẩm mỹ và ý tưởng thiết kế.

Giám sát thi công

Là một người thiết kế nội thất bạn cũng phải giám sát toàn bộ quy trình, quá trình thi công thường nhật.

Dẫu vậy, việc giám sát nội thất cũng cần người có chuyên môn và con mắt thẩm mỹ cao. Bạn phải có con mắt thẩm mỹ tốt để đánh giá, tiến hành phân loại các loại vật liệu trong giai đoạn hoàn thiện để chắc chắn là chúng đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế và có thể hòa hợp với nhau trong cùng một bối cảnh… 

Học ngành thiết kế nội thất ra trường làm gì?

học thiết kế nội thất ra trường làm gìVới sự phát triển mạnh mẽ của nhiều loại hình dịch vụ như: Khách sạn, trung tâm hội nghị, trung tâm sự kiện, cao ốc văn phòng,… nên cơ hội việc làm cho các kiến trúc sư trẻ lớn hơn rất nhiều

Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhiệm các công việc như:

+ Chuyên viên thiết kế nội – ngoại thất của các dự án: Nhà ở, biệt thự, chung cư, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại,…tại các công ty thiết kế nội thất, xây dựng, kinh doanh vật liệu nội thất

+ Nhân viên tư vấn thiết kế cho các công trình dân dụng và công nghiệp: Nhà ở, khách sạn, trường học, văn phòng, bệnh viên, nhà máy, khu triển lãm,…

+ Tự thành lập công ty riêng hoạt động trong lĩnh vực thiết kế, tư vấn thiết kế và kinh doanh các hạng mục nội – ngoại thất.

Nếu bạn có năng khiếu và thật sự đam mê với ngành này thì hãy cố gắng theo đuổi nó để đạt được thành công nhé! 

Facebook Comments